Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CHO TRẺ

danh-gia-phat-trien-chieu-cao-cho-tre

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CHO TRẺ

Cha mẹ thường có xu hướng quan tâm đến cân nặng đứa trẻ hơn là chiều cao. Một đứa trẻ bụ bẫm khi bé thường chiếm được nhiều tình cảm, sự quan tâm của gia đình và những người xung quanh.
Chiều cao lại chỉ được phụ huynh quan tâm đến khi trẻ đến trường, và đặc biệt ở giai đoạn trưởng thành. Và vào thời điểm ấy, đa phần không thể can thiệp được nữa. Do đó việc theo dõi chiều cao, cân nặng là quan trọng như nhau để có thể phát hiện kịp thời và mang lại hiệu quả điều trị.

 

1Chiều cao phát triển qua các nhóm tuổi như thế nào gọi là bình thường?
  • Bình thường trẻ có 2 đỉnh tăng chiều cao vượt trội: 3 năm đầu đời và lúc dậy thì. Trong khoảng thời gian từ 4 tuổi đến lúc dậy thì, chiều cao chỉ tăng 4-5 cm/năm
  • Khi thôi nôi trẻ tăng 25 cm so với lúc sinh. Từ 1-2 tuổi, trẻ tăng 10 cm, 2-3 tuổi tăng 7-8 cm
  • Lúc dậy thì, trẻ tăng trung bình 10 cm / năm, khác nhau tùy yếu tố di truyền, tùy thời gian dậy thì và tùy giới tính
  • Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ: yếu tố di truyền (liên quan chiều cao bố mẹ), chế độ dinh dưỡng, thể trạng của trẻ, một số bệnh lý ảnh nưởng chiều cao, sự nuôi dưỡng trẻ… Tất cả những yếu tố này sẽ tác động lẫn nhau và ảnh hưởng lên sự phát triển chiều cao.
2Như thế nào gọi là chậm phát triển chiều cao hay còn gọi là “Lùn”?

Chậm tăng trưởng chiều cao khi chiều cao đo được < -2 SD (độ lệch chuẩn) hoặc < 3rd percentile (bách phân vị thứ 3) trong biểu đồ chiều cao theo WHO growth chart

3Các nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao?
  • Các bệnh lý mạn tính: suy thận mạn, thiếu máu mạn, viêm ruột, hen, lao…
  • Nhóm bệnh lý về xương:

                  - Loạn sản sụn, rối loạn chuyển hóa xương
                  - Rối loạn chuyển hóa canxi, phospho, vitamin D, còi xương

  • Suy dinh dưỡng
  • Sanh ra nhỏ hơn so với tuổi thai, chậm phát triển trong tử cung
  • Bệnh lý nội tiết: Suy giáp, hội chứng Cushing, thiếu horhormone tăng trưởng, chậm tăng trưởng thể chất..
  • Dùng thuốc corticoid: thường xuyên, liều cao
  • Bất thường nhiễm sắc thể: hội chứng Turner (1), hội chứng Down (2), hội chứng Noonan (3), hội chứng Russell Silver (4)…
  • Bất thường não: u, chấn thương, viêm nhiễm, hóa trị, xạ trị…
  • Lùn vô căn


==> Do chậm tăng trưởng chiều cao do RẤT NHIỀU NGUYÊN NHÂN gây nên, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn cũng như làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, nếu bạn nhận thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau:

  • Chiều dài trung bình khi sanh: 48-52 cm. Nếu trẻ < 48 cm: khám
  • Trẻ sanh ra nhỏ hơn so với tuổi thai (nhẹ cân và chiều dài ngắn hơn)
  • Trẻ có vẻ mặt bất thường
  • Trẻ có bất thường về xương
  • Trẻ nhỏ hơn so với nhiều bạn cùng tuổi
  • Trẻ không tăng 25cm trong năm đầu, 10 cm trong năm thứ 2, 8 cm trong năm 3, không tăng 4 cm / năm từ 4 tuổi
  • Trẻ chậm dậy thì
4Tại Phòng khám SIM MED, chúng tôi đã triển khai “Gói đánh giá chiều cao cho trẻ”

Hiện tại,nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc trẻ toàn diện của các bậc phụ huynh. Gói khám bao gồm:

  • Thăm khám, cân đo các chỉ số chiều cao, cân nặng, BMI, đánh giá dậy thì
  • Đánh giá các chỉ số nhân trắc
  • Ước đoán chiều cao di truyền, ước đoán chiều cao khi trưởng thành
  • Tư vấn một số nguyên nhân
  • Chỉ định xét nghiệm
  • Tư vấn chế độ dinh dưỡng vận động giúp cải thiện chiều cao
  • Tư vấn điều trị

BÁC SĨ CK I NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại Phòng khám SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKI Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức