Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ BỆNH GÌ ?

benh-tay-chan-mieng-la-benh-gi

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ BỆNH GÌ

Bệnh tay chân miệng (Tiếng anh: Hand foot mouth disease) là một bệnh truyền nhiễm do Enterovirus gây ra, trong đó thường gặp nhất là chủng Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt và mụn nước thường xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng. Bệnh tay chân miệng thường gặp nhất là ở lứa tuổi dưới 5 tuổi. Trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo, nơi tập trung nhiều trẻ em rất dễ bùng phát dịch tay chân miệng. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị lây bệnh nhất. Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người lớn cũng có thể bị mắc bệnh này.

1 Bệnh lây lan như thế nào?

Bệnh lây lan bằng đường tiếp xúc với người nhiễm bệnh qua:

  • Dịch tiết mũi họng, nước bọt
  • Giọt bắn từ đường hô hấp vào không khí khi ho hoặc hắt hơi.
  • Dịch từ mụn nước
  • Phân

2 Bệnh có biểu hiện như thế nào?

  • Bệnh tay chân miệng thường gặp nhất vào mùa xuân và mùa thu (từ tháng 3 đến tháng 5, và từ tháng 9 đến tháng 12). 
  • Triệu chứng ban đầu có thể là sốt và thường kèm theo đau họng, xuất hiện mụn nước hoặc vết loét bên trong niêm mạc miệng.Tình trạng biếng ăn và khó chịu cũng có thể xảy ra khi vết loét gây đau.
  • Mụn nước còn xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đôi khi ở đầu gối và mông. Mụn nước ít khi gây ngứa ở trẻ em, nhưng có thể gây ngứa dữ dội ở người lớn. Vết loét và mụn nước thường tự khỏi trong một tuần hoặc lâu hơn.

3Biến chứng của bệnh tay chân miệng là gì?

  • Biến chứng thường gặp nhất của Bệnh tay chân miệng là tình trạng mất nước. Bệnh có thể gây loét miệng hoặc đau họng, làm cho trẻ đau và khó nuốt, bỏ ăn uống.
  • Đôi khi các biến chứng nghiêm trọng của Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra dù rất hiếm nhưng lại làm ảnh hưởng đến não và gây ra các biến chứng khác:
  • Viêm màng não do virus
  • Viêm não: đây là bệnh nguy hiểm và có khả năng đe dọa đến tính mạng.
  • Viêm cơ tim (viêm tế bào cơ tim) cũng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp.

4  Bệnh tay chân miệng điều trị và theo dõi tại nhà như thế nào?

  • Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng và hiện cũng chưa có vắc-xin phòng ngừa.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày.

5Chế độ ăn uống của bệnh nhân tay chân miệng: 

  • Tránh cho trẻ ăn đồ chua, thức ăn mặn hoặc cay
  • Dùng thức ăn mềm nhẹ, nguội mát 
  • Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước. 
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước sạch sau mỗi bữa ăn

6Điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà: 

  • Paracetamol có thể sử dụng khi trẻ sốt hơn 38°C
  • Và một số thuốc do bác sĩ chỉ định để làm giảm đau do loét họng
  • Hãy liên hệ với bác sĩ nếu vết loét miệng hoặc tình trạng đau họng làm cho trẻ không uống nước được, hoặc khi các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ chuyển biến xấu hơn sau vài ngày.

BÁC SĨ CK I NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại Phòng khám đa khoa SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKI Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức