Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

TẠI SAO TRẺ BỊ VIÊM HỌNG

tai-sao-tre-bi-viem-hong

TẠI SAO TRẺ BỊ VIÊM HỌNG ?

1 VIÊM HỌNG LÀ GÌ ?
  • Viêm họng là sưng đau đỏ vùng họng, là một bệnh thường gặp trong suốt thời thơ ấu. Bệnh thường do nhiễm vi trùng hoặc siêu vi.

  • Viêm họng có thể tự hết không để lại di chứng, tuy nhiên thỉnh thoảng bệnh cần điều trị bằng kháng sinh

2TẠI SAO TRẺ BỊ VIÊM HỌNG ?
  • Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ hầu như tùy thuộc vào lứa tuổi, mùa và vùng địa lý, do siêu vi và vi trùng gây ra. Chúng có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc tay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các đồ vật như tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi…

  • Siêu vi: các loại siêu vi gây cảm như RSV, virus cúm, á cúm, adenovirus….

  • Vi trùng: viêm họng do liên cầu tán huyết nhóm A chiếm 30% các trường hợp viêm họng vào mùa đông và đầu xuân.., ở nhóm trẻ đi học và chị em của chúng..

  • Ngoài ra viêm họng có thể do hít thở không khí khô (mùa đông) hoặc do viêm mũi dị ứng.

3KHI NÀO CẦN MANG TRẺ ĐẾN KHÁM ?
  • Hầu hết viêm họng do siêu vi sẽ tự khỏi và không cần điều trị. Tuy nhiên, ba mẹ cần nhận biết viêm họng do liên cầu để phòng ngừa lây lan và các biến chứng của nhiễm liên cầu như: Bệnh sốt thấp khớp, Viêm nội tâm mạc (Tim)..

  • Cần mang trẻ đến khám khi trẻ có một hoặc nhiều hơn trong các dấu hiệu sau:

  • Sốt ≥ 380

  • Mùa: cuối thu, đông và đầu xuân

  • Trẻ không ho

  • Trẻ từ 5-15 tuổi

  • Gần đây mới tiếp xúc với người bị viêm họng do liên cầu

  • Khó thở hoặc khó nuốt

  • Giọng bị nghẹt

  • Cổ cứng hoặc khó mở miệng

 

4TRẺ CÓ CẦN LÀM XÉT NGHIỆM HAY KHÔNG ?
  • Nếu trẻ sốt cao liên tục, trẻ có thể cầm làm xét nghiệm máu.

  • Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ có biến chứng viêm phổi, trẻ có thể cần chụp XQ phổi.

  • Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị viêm họng do liên cầu, trẻ có thể làm phết họng, làm xét nghiệm nhanh tìm liên cầu.

5CÁC ĐIỀU TRỊ CẦN THIẾT CHO TRẺ ?

Giảm đau, hạ sốt: có thể giảm đau họng cho trẻ bằng

  • Acetaminophen: ho trẻ mỗi 4-6 giờ, liều 10-15mg/kg/liều
  • Ibuprofen mỗi 6 giờ, liều 10mg/kg/liều. Không dùng cho trẻ dưới 6 tháng.

Kháng sinh: dùng khi nghi ngờ viêm họng do vi trùng.

6BA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP TRẺ KHỎE HƠN ?
  • Trẻ cần nghỉ ngơi, nhất là khi trẻ sốt. Trẻ có thể đi học nếu trẻ cảm thấy khỏe hơn hoặc hết sốt trên 24 giờ.

  • Bù nước: trẻ cần cho uống thêm nước (ấm hay lạnh tùy sở thích của trẻ).

  • Súc nước muối (trẻ > 6 tuổi): 1/4-1/2 muỗng cà phê muối + 1 ly nước ấm (khoảng 240ml).

Có thể sử dụng mật ong, súp, kem hoặc kẹo cứng để giúp giảm khô và đau họng.

7CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA VIÊM HỌNG ?
  • Rửa tay với xà phòng và nước hoặc có thể sử dụng sát trùng tay nhanh.

  • Dạy trẻ cách ngăn ngừa lây nhiễm bằng cách không chạm vào mặt hoặc ngậm tay sau khi tiếp xúc người bệnh.

BÁC SĨ CK II NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại Khoa nhi SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức