Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

benh-tay-chan-mieng

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

1BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ GÌ?
  • Bệnh Tay Chân Miệng là bệnh do siêu vi gây ra, được biểu hiện bằng các tổn thương ở vùng họng, miệng, bàn tay, bàn chân, mông hoặc thỉnh thoảng ở cơ quan sinh dục.

  • Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

  • Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè hoặc mùa thu.

2CÁC BIỂU HIỆN CỦA BỆNH?
  • Thời gian ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi nhiễm siêu vi đến lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên: 3-7 ngày.

  • Khởi đầu bệnh biểu hiện bằng sốt, đau họng, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau bụng, chán ăn..

  • Sau đó 1-2 ngày, các tổn thương bắt đầu xuất hiện, có thể là chấm đỏ, loét, mụn nước, chủ yếu ở miệng, bàn tay, bàn chân, mông và thỉnh thoảng ở cơ quan sinh dục.
  • Vết loét vùng họng gây nuốt đau, chảy nước bọt, bỏ ăn, quấy khóc. Các nốt hoặc bóng nước tay chân có thể gây đau, ngứa và bong da sau đó.
  • Bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh tay chân miệng thể nặng và có các biến chứng như: viêm não màng não, viêm cơ tim..có thể gây tử vong.
3BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CÓ LÂY KHÔNG?
  • Siêu vi gây bệnh hiện diện trong nhầy mũi, nước bọt, dịch từ các vết loét hay bóng nước, phân…của trẻ bệnh

  • Bệnh thường hay gặp ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.. do vấn đề chăm sóc trẻ (thay tã, vệ sinh trẻ) và do trẻ thường hay mút tay hay ngậm đồ chơi..

  • Sự lây bệnh cho các trẻ khác trong vòng tuần đầu của bệnh. Đôi khi siêu vi tồn tại lâu hơn trong nhiều tuần thậm chí nhiều tháng sau khi các biểu hiện đã hết.

4CÓ CẦN LÀM XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH HAY KHÔNG?
  • Có. Tuy nhiên thường không cần thiết. Chẩn đoán bệnh dựa vào tuổi, các biểu hiện bệnh là chủ yếu.
  • Có thể cần làm trong trường hợp trẻ bệnh nặng.
5KHI NÀO CHO TRẺ ĐẾN KHÁM VÀ KHÁM NGAY?

- Khi chưa rõ trẻ bệnh gì?

  • Trẻ uống ít hơn bình thường
  • Trẻ tiểu ít (không tiểu trong 4-6 giờ với trẻ nhỏ, không tiểu trong 6-8 giờ đối với trẻ lớn).
  • Trẻ mệt hơn, biểu hiện bệnh nặng hơn

- Trẻ có những dấu hiệu sau thường được yêu cầu khám ngay:

  • Sốt cao liên tục, đặc biệt sốt > 390
  • Nôn ói nhiều lần
  • Giật mình chới với (3-5 lần trong 30 phút)
  • Co giật
  • Yếu tay chân
  • Da nổi bông, tay chân lạnh hoặc tím, thở bất thường
6BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
  • Có thể sử dụng Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm đau cho trẻ

  • Vết loét trong miệng gây đau làm trẻ không muốn ăn uống. Thức ăn lạnh như kem, hoặc que kem có thể làm tê và đỡ đau hơn.

  • Nên bổ sung thêm nước cho trẻ để tránh bị mất nước. Các thức ăn mềm giúp trẻ dễ nuốt hơn.
7BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG? 

- Có thể phòng ngừa theo các cách:

  • Hạn chế cho trẻ chơi ở nơi công cộng trong mùa bệnh.
  • Phòng ngừa lây nhiễm bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sau khi chăm sóc trẻ (nhất là thay tã, hoặc sau khi trẻ đi vệ sinh)
  • Nên dạy trẻ rửa tay thường xuyên nhất là sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ cho nhà luôn sạch sẽ và khử trùng đồ chơi, bàn ghế…nơi mà trẻ đã chạm tay.
  • Cho trẻ bị bệnh được nghỉ học ít nhất 7 ngày để cách ly và thuận tiện để theo dõi, đặc biệt khi trẻ sốt, mệt…
  • Chưa có vaccine phòng bệnh.
8NẾU TRẺ ĐÃ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG THÌ CÓ BỊ LẠI NỮA HAY KHÔNG?
  • . Bệnh do nhiều loại siêu vi khác nhau gây ra, nên trẻ có thể bị nhiều lần.

 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức