CÁC LOẠI VẮC XIN DỊCH VỤ KHÔNG THỂ BỎ QUA CHO BÉ
CÁC LOẠI VẮC XIN DỊCH VỤ KHÔNG THỂ BỎ QUA CHO BÉ
Các loại vắc xin dịch vụ không thể bỏ qua cho bé như : Vắc xin 6 trong 1, Vắc xin phòng viêm não nhật bản BC, Vắc xin 3 trong 1, ... và nhiều loại vắc xin khác nữa, thông thường các bé nhỏ từ 0 - 24 tháng tuổi thường sẽ tiêm ngừa theo lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ.
1 Vắc xin 6in1 Hexaxim
Vắc xin Hexaxim chính thức được ra mắt tại Việt Nam vào ngày 16/06/2018 vừa qua, góp phần giảm được tình trạng “khát” vắc xin 6in1 trên thị trường.
Vắc xin Hexaxim được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên, phòng tránh 6 loại bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt, các bệnh xâm lấn do Haemophilus influenzae týp b (Hib) gây ra.
Lịch tiêm chủng:- Tiêm 3 mũi cơ bản vào thời điểm trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần (nên hoàn thành 3 mũi này trước 6 tháng tuổi).
- Tiêm vắc xin nhắc mũi thứ 4 cách mũi thứ 3 tối thiểu 6 tháng.
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin:
- Phòng ngừa hiệu quả 6 căn bệnh nguy hiểm hàng đầu cho trẻ. Ngoài ra còn giảm được đáng kể số lần tiêm từ 9 xuống còn 3 lần so với việc tiêm vắc xin đơn lẻ, giúp giảm đau đớn cho trẻ và tiết kiệm được thời gian đi lại cho ba mẹ.
- Trong vắc xin có thành phần ho gà là loại vô bào nên an toàn, ít gây sốt và gây tác dụng phụ hơn các loại vắc xin có thành phần ho gà loại toàn tế bào.
Tiêm phòng cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm cũng như các biến chứng nặng nề của căn bệnh này gây ra. Năm 2017, một nghiên cứu về Nhi khoa đã chỉ ra hiệu quả của việc tiêm ngừa cúm là giúp giảm đáng kể nguy cơ tử vong do các biến chứng cúm ở trẻ em.
Lịch tiêm chủng:- Trẻ em từ 6 – 35 tháng tuổi: Tiêm 1 liều 0,25ml hoặc 0,5ml.
- Trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên: Tiêm 1 liều 0,5ml.
- Trẻ em dưới 9 tuổi chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc xin cúm: Tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin:
- Ngăn ngừa bệnh cúm cho tất cả mọi người, trong đó đặc biệt là trẻ em – đối tượng có nguy cơ mắc bệnh và bị biến chứng cao do cúm.
- Giảm 85% hội chứng cúm ở trẻ em.
- Giảm 41% nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Giảm 35% các triệu chứng giống cảm lạnh.
3Vắc xin tiêu chảy Rotarix
Vắc xin Rota là dòng vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây nên. Virus này là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Virus Rota có thể lây lan qua đường phân – miệng, qua tiếp xúc với tay hoặc các bề mặt, vật thể bị nhiễm virus, qua đường hô hấp, lây ngoài cộng đồng và lây chéo trong môi trường bệnh viện. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.
Lịch uống vắc xin:Rotarix là một dạng vắc xin uống, gồm 2 liều:
- Liều 1: Có thể cho trẻ uống từ tuần tuổi thứ 6.
- Liều 2: Cách liều 1 tối thiểu 4 tuần. Lưu ý phải hoàn thành trước 24 tuần tuổi.
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin:
- Ngăn ngừa đến 74% việc nhiễm virus Rota.
- Phòng tránh gần 98% các bệnh lây nhiễm nghiêm trọng.
- Giảm thiểu 96% các ca nhập viện vì virus Rota.
4Vắc xin Meningo AC
Vắc xin Meningo AC có khả năng phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn Neisseria meingitidis (Não mô cầu) tuýp A và tuýp C gây nên ở người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Loại vi khuẩn này có thể gây ra các trường hợp nhiễm khuẩn nặng như viêm màng não hoặc nhiễm khuẩn huyết, đôi khi có thể gây tử vong.
Lịch tiêm chủng:Tiêm mũi đầu tiên cho trẻ từ 2 tuổi trở lên (hoặc cho trẻ trên 6 tháng tuổi đã có tiếp xúc với người bệnh). Sau đó cần tiêm nhắc mỗi 3 – 5 năm.
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin:- Vắc xin Meningo AC chứa các kháng nguyên có thể kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.
- Hiệu quả của loại vắc xin này có thể lên đến 90%.
5Vắc xin Synflorix
Vắc xin Synflorix là vắc xin phòng các bệnh gây bởi Streptococcus pneumoniae tuýp huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F (như hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp) và ngừa bệnh viêm tai giữa cấp gây bởi Haemophilus influenzae không định tuýp.
Lịch tiêm chủng:Có thể tiêm chủng từ lúc bé 6 tuần tuổi. Tùy theo độ tuổi mà số lượng mũi tiêm bé cần sẽ khác nhau:
- Dưới 7 tháng: Tiêm 3 mũi chính, 1 mũi nhắc lại.
- Từ 7 đến dưới 12 tháng: Tiêm 2 mũi chính, 1 mũi nhắc lại.
- Lớn hơn 12 tháng: Tiêm 1 – 2 mũi chính và 1 mũi nhắc lại.
BÁC SĨ CKII NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG
Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..
Tại Phòng khám đa khoa SIM Med, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.
Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP & BV Nhi đồng 1
BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...
Đặc biệt Phòng khám nhi quận tân phú - SIM Med Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi