Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

DẤU HIỆU TRẺ BỊ SỐT SIÊU VI

dau-hieu-tre-bi-sot-sieu-vi

DẤU HIỆU TRẺ BỊ SỐT SIÊU VI

1Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt siêu vi

Trẻ bị sốt siêu vi là tình trạng nhiễm virus gây sốt cao Trẻ bị sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus là tình trạng sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Có rất nhiều tác nhân gây sốt siêu vi điển hình trong số đó là virus rhinovirus, Coronavirus: Adenovirus, virus cúm...., Enterovirus.

Bệnh thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng ẩm. Bệnh thường kéo dài từ 7-10 ngày, nếu được điều trị tích cực sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan vì bệnh diễn biến rất nhanh, nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

2Những dấu hiệu trẻ bị sốt siêu vi
  • Trẻ bị sốt siêu vi có thể gây sốt vừa hoặc sốt cao trên 39 độ
  • Dấu hiệu trẻ bị sốt siêu vi thường khá giống với các bệnh thông thường, vì vậy mẹ cần chú ý để điều trị hiệu quả.
  • Trong giai đoạn ủ bệnh, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có biểu hiện tương đối giống nhau: Mệt mỏi, đau nhức mình mẩy và sau đó sốt. Biểu hiện sốt trong sốt siêu vi có thể nhẹ hoặc rất cao, liên tục hay ngắt quãng. Ngoài ra, trẻ có thể bị viêm đỏ hầu họng, chảy mũi nước, nghẹt mũi, nhức đầu, đỏ mắt, ho, đau khớp, đau cơ và nổi ban da.
  • Trong giai đoạn mới chớm sốt siêu vi, các triệu chứng bệnh không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Sốt siêu vi sẽ gây nên tình trạng sốt vừa hoặc sốt cao, từ 38-39 độ C, nhiều trường hợp có thể lên tới 40 độ. Kèm theo những triệu chứng như chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi, họng đỏ khô rát. Khu vực cổ có thể sưng khiến trẻ đau đầu, mỏi cơ, người uể oải quấy khóc.

Nếu không được khắc phục kịp thời bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát sẽ có những dấu hiệu đặc trưng như: Sốt cao theo từng cơn, co giật, có thể rơi vào trạng thái hôn mê, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Đặc biệt lưu ý nếu có những dấu hiệu này nên nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Sốt cao liên tục trên 2 ngày kèm theo lạnh chân tay, run rẩy bất thường
  • Toàn thân phát ban
  • Đau bụng, nôn ói
  • Đi ngoài ra máu, phân đen
  • Hay giật mình hoảng hốt
3Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt 
  • Giữ nhiệt độ phòng nơi trẻ nghỉ ngơi luôn thoáng mát
  • Mặc quần áo mỏng nhẹ thoáng khí
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nước trái cây và dung dịch điện giải
  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi không hoạt động quá sức
  • Uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,5 độ C và trẻ có biểu hiện mệt mỏi, kích thích quấy khóc

 

NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ KHÔNG NÊN LÀM KHI CON BỊ SỐT

- Không nên tắm trẻ hay lau khăn ướt khi trẻ đang sốt, bởi vì nước lạnh có thể làm trẻ run và tăng thân nhiệt nhiều hơn.

- Tuyệt đối không lau người trẻ bằng cồn

4Biện pháp phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học giàu dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ
  • Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại
  • Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hạn chế để trẻ cho đồ chơi vào miệng
  • Tiêm phòng/ngừa đầy đủ
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ đang nhiễm bệnh hoặc đếb những chỗ đông người

Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn chính xác về bệnh sốt siêu vi ở trẻ, từ đó chủ động khắc phục bệnh sớm và hiệu quả hơn, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

BÁC SĨ CK I NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại Phòng khám nhi khoa quận tân phú SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKI Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức