Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM HÔ HẤP TRÊN VÀ VIÊM HỌNG

dieu-tri-benh-viem-ho-hap-tren-va-viem-hong

ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM HÔ HẤP TRÊN VÀ VIÊM HỌNG

1ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM HÔ HẤP VÀ VIÊM HỌNG:
  • Hạ sốt: sốt kèm bứt rứt, khó chịu
  • Para 15 – 20 mg/kg/lần x 4-6 lần/ ngày
  • Ibu: 10 mg/kg/lần x 3-4 lần/ ngày
  • Hỗ trợ:
  • Si rô ho: Prospan, HoAstex
  • Desloratadine : > 6 tháng tuổi
  • Chlopher: > 2 tuổi
  • Xylomethazoline hydrochloride (otrivine): chống sung huyết tại chỗ, trẻ > 3 tuổi
  • Rửa mũi với nước muối sinh lý, nghẹt mũi dùng nước muối ưu trương (trẻ > 3 tháng)
  • Ipratropium 0,06% xịt mũi cho trẻ > 6 tuổi: 2 xịt x 2-3 lần/ ngày x 4 ngày ( theo uptodate, hiện chưa có hàng)
  • Vitamin C và kẽm theo khuyến cáo không có hiệu quả
  • Mật ong có hiệu quả ở trẻ > 12 tháng, ho ban đêm
  • Những dạng thảo dược khác không có bằng chứng chứng minh hiệu quả

 

2CHỈ ĐỊNH KHÁNG SINH:
  • Nghi ngờ bội nhiễm (sốt cao > 3 ngày, triệu chứng ở tai, nghi ngờ viêm phổi)
  • Amoxcillin, cepha thế hệ 1, macrolide

 

3DẶN DÒ:
  • Không thay đổi chẩn đoán nếu không thay đổi điều trị

  • Giải thích diễn tiến bệnh: chủ yếu là do siêu vi, mỗi đợt có thể kéo dài 10- 14 ngày, hoặc lâu hơn ( sổ mũi có thể kéo dài 10 – 14 ngày, ho 3-4 tuần), trè dưới 6 tuổi: 1 năm có thể viêm hô hấp trên 6-8 đợt. Thường sốt, ho, sổ mũi nhiều trong 2-3 ngày đầu tiên. Những triệu chứng khác có thể có như: ho, kích thích, khó ngủ, biếng ăn, nổi hạch…Hầu hết trẻ viêm hô hấp trên không có biến chứng, một số ít có thể có biến chứng: viêm tai giữa (5-19%), hen, viêm họng, viêm phổi. Do đó, ba mẹ cần lưu ý 1 số dấu hiệu sau:

+ Sốt cao > 38 độ (sốt > 3 ngày à viêm phổi, viêm tai do vi trùng)

+ Khò khè, thở mệt

+ Nghẹt mũi > 10 ngày (lưu ý viêm xoang do vi trùng)

+ Than đau tai, chảy mủ tai

+ Bỏ ăn, bỏ bú

  • Uống nhiều nước, chia nhỏ cữ ăn

  • Phòng ngừa: rửa tay là chủ yếu (không cần thiết sử dụng xà phòng diệt khuẩn), rửa tay trước khi ăn, sau khi ho và sổ mũi, nếu không có bồn rửa tay, có thể dùng sát khuẩn tay nhanh; không cần thiết cho trẻ nghỉ học(đã lây nhiễm trước khi có triệu chứng); vệ sinh nhà cửa

  • Dấu hiệu tái khám ngay:

+ Bỏ ăn bỏ bú

+ Kích thích, lừ đừ

+ Thở nhanh, thở khó

+ Tốt > 38,5 độ C trên 3 ngày

+ Nghẹt mũi nặng hơn hay không cải thiện sau 10 ngày

+ Mắt đỏ hoặc ghèn mắt

+ Triệu chứng ở tai: đau tai, hay kéo giật tai, quấy

  • Chích ngừa: Cúm hàng năm cho trẻ > 6 tháng tuổi.

 

4XÉT NGHIỆM
  • TPTTBM
  • CRPhs
  • Xquang ngực thẳng khi nghi ngờ viêm phổi
 
5TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN:
  • Sốt cao khó hạ
  • Bệnh > 10 ngày
  • Có biến chứng: viêm tấy phần mềm sàn miệng, áp xe vùng dưới cằm, áp xe thành sau họng, viêm khớp, nghi ngờ tắc nghẽn đường thở, có biểu hiện toàn thân…

 

6DẶN DÒ:
  • Uống nhiều nước
  • Tái khám mỗi 3 ngày
  • Thường diễn tiến bệnh kéo dài 10 ngày, nếu sau 3 ngày triệu chứng không cải thiện hoặc tăng hơn à sẽ được đánh giá lại
  • Viêm họng do siêu vi: thường 4-5 ngày, tự khỏi. Không sốt > 24 giờ, trẻ đủ khỏeà có thể đi học.
  • Thường ăn uống kém do đau à cần theo dõi dấu hiệu mất nước(môi khô, khát nhiều, giảm lượng nước tiểu: không đi tiểu hoặc chỉ thay 1 tã trong 6 giờ, khóc không nước mắt. mắt trũng) , để giảm nguy cơ mất nước, cần cho trẻ uống nước (ấm hay lạnh đều được)
  • Trẻ > 6 tuổi: có thể pha nước muối xúc họng (1/4 – ½ muỗng cà phê muối vào 240ml nước ấm)
  • Trẻ > 5 tuổi: có thể ngậm kẹo giảm đau họng
  • Có thể uống nước ấm: mật ong, trà, soup… hoặc thực phẩm lạnh: kem… (trẻ > 1 tuổi)
  • Phòng ngừa: rửa tay là chủ yếu

 

7DẤU HIỆU TÁI KHÁM NGAY:
  • Khó nuốt, khó thở
  • Hay giật tai, đau tai
  • Sốt > 38,5 độ
  • Phù nề vùng cổ
  • Bỏ ăn, bỏ bú
  • Thay đổi giọng nói
  • Không thể há miệng, cổ cứng

 

BÁC SĨ CK I NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại Khoa nhi SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKI Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức