Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

NHẬN BIẾT SỚM BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ

nhan-biet-som-benh-tay-chan-mieng-o-tre

NHẬN BIẾT SỚM BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ

Khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm là thời điểm bùng nổ của dịch Viêm não Nhật Bản. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm vì không chỉ có khả năng gây tử vong cao, mà nó còn để lại những di chứng nặng nề cho hệ thần kinh của những ai bị nhiễm bệnh. Tuy đã có vắc xin phòng ngừa được căn bệnh này, nhưng vẫn chưa có nhiều phụ huynh ý thức được tầm quan trọng trong việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Điều này đã làm cho số ca nhiễm Viêm não Nhật Bản và số lượng tử vong ở trẻ em tăng vọt trong thời gian vừa qua.

1Một số thông tin tổng quát về căn bệnh Viêm não Nhật Bản

  • Virus viêm não Nhật Bản (JEV) là một loại virus lây lan qua đường muỗi đốt (muỗi hút máu động vật bị nhiễm virus – đa phần từ lợn và chim – sau đó truyền bệnh sang người). Ở vùng nông thôn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở khu vực thành thị; trẻ em thường dễ mắc bệnh hơn người lớn.
  • JEV là “thủ phạm” chủ yếu của các bệnh viêm não virus tại các quốc gia châu Á (khoảng 68.000 ca lâm sàng mỗi năm).
  • Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu phát triển những triệu chứng nặng khi nhiễm bệnh Viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, mặc dù trường hợp bệnh nhân phát triển các triệu chứng nặng là khá hiếm, nhưng tỷ lệ tử vong do viêm não vẫn lên đến một con số khá cao là 30%. Ngoài ra, 30 – 50% bệnh nhân còn có nguy cơ bị di chứng về thần kinh sau khi khỏi bệnh.
  • 24 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ lây lan JEV mạnh.
  • Hiện nay chỉ có các phương pháp điều trị tập trung làm giảm các triệu chứng lâm sàng và hỗ trợ bệnh nhân vượt qua căn bệnh này chứ chưa có biện pháp nào chữa trị triệt để.
  • Đã có các loại vắc xin phòng ngừa Viêm não Nhật Bản.

2Dấu hiệu nhận biết và các triệu chứng

Triệu chứng của Viêm não Nhật Bản thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh cảm thông thường, do đa phần bệnh nhân Viêm não Nhật Bản (đặc biệt là các trẻ nhỏ) không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ bị các triệu chứng nhẹ trong thời gian ngắn.

Trong 250 bệnh nhân Viêm não Nhật Bản, chỉ có khoảng 1 người phát triển các triệu chứng trầm trọng khi virus lây lan đến não. Những triệu chứng này thường xuất hiện sau 5 – 15 ngày từ lúc bắt đầu nhiễm bệnh, gồm: sốt cao, co giật, cứng cổ, rối loạn ý thức, mất khả năng nói, run tay chân, suy nhược cơ hoặc tê liệt.

Viêm não Nhật Bản sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nói trên, khi đó cứ mỗi 3 bệnh nhân thì lại có 1 người chết. Trong trường hợp những triệu chứng này phát triển chậm hơn, người bệnh cũng phải mất đến vài tháng để phục hồi hoàn toàn, và tệ hơn là có tới một nửa số bệnh nhân sống sót bị chấn thương não mãi mãi, dẫn đến những biến chứng nặng nề như run chân tay, co giật, thay đổi nhân cách, suy cơ, khó tiếp thu, liệt các chi…

3Cách điều trị khi nhiễm bệnh

Hiện tại vẫn chưa có liệu pháp điều trị hay chữa trị triệt để căn bệnh này, nhưng đã có vắc xin để phòng ngừa nhiễm bệnh:

  • Vắc xin dựa trên não chuột bất hoạt (inactivated mouse brain-based vaccines).
  • Vắc xin dựa trên tế bào bất hoạt (inactivated cell-based vaccines).
  • Vắc xin sống giảm độc lực (live attenuated vaccines).
  • Vắc xin sống khác mô (live chimeric vaccines).

 

4Phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho bé yêu

Cách tốt nhất để bảo vệ bé yêu khỏi căn bệnh nguy hiểm này là cho bé tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch, đặc biệt là trước khi dẫn bé đến những khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao (như du lịch đến vùng nông thôn, leo núi, cắm trại…). Có đến 80% các ca nhiễm bệnh là do không tuân thủ đúng lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, cụ thể gồm 3 liều, dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên:

  • Mũi 1: Lúc trẻ 1 tuổi.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 từ 7 – 14 ngày.
  • Mũi 3: Cách mũi 2 một năm.

 

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên báo vệ bé khỏi nguy cơ bị muỗi mang mầm bệnh đốt bằng cách:

  • Cho bé ngủ trong phòng với cửa sổ và cửa ra vào được dán kín, hoặc sử dụng màn chống muỗi.
  • Cho bé mặc áo dài tay, quần dài và mang vớ.
  • Thoa thuốc chống muỗi chất lượng tốt lên những vùng da không có quần áo che chắn.

BÁC SĨ CK II NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại Phòng khám Khoa nhi SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Phòng khám đa khoa SIM Med, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

Link bài viết Bảo vệ bé khỏi nguy cơ viêm não nhật bản xem nội dung tại đây: https://simmed.vn/tin-tuc/tin-tuc-nhi/bao-ve-be-khoi-nguy-co-viem-nao-nhat-ban
 
 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức