Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

PHÒNG NGỪA VÀ BẢO VỆ TRẺ KHỎI CĂN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

phong-ngua-va-bao-ve-tre-khoi-can-benh-tay-chan-mieng

PHÒNG NGỪA VÀ BẢO VỆ TRẺ KHỎI CĂN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Bệnh Tay Chân Miệng trong những năm gần đây bỗng bùng phát mạnh mẽ, số lượng trẻ em mắc phải căn bệnh này ngày một tăng nhanh khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang vì lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con mình. Thật ra đa phần trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng vẫn có thể tự phục hồi, tuy nhiên ba mẹ cần phải biết cách điểu trị và chăm sóc trẻ hợp lý để bệnh không phát triển nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

1Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị nhiễm bệnh

  • Nếu trẻ trong giai đoạn mới nhiễm bệnh, ba mẹ chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi và điều trị tại nhà (chú ý giữ vệ sinh răng miệng, tay chân cho trẻ và tăng cường bổ sung đủ chất dinh dưỡng). Việc điều trị tại nhà trong trường hợp này luôn được ưu tiên vì đảm bảo được điều kiện vệ sinh tốt, môi trường sạch sẽ hơn, giảm được nguy cơ trẻ bị bội nhiệm vi khuẩn.
  • Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này, vì vậy ba mẹ có thể giúp trẻ bớt khó chịu bằng cách bôi các loại thuốc giảm đau và làm lành vết thương theo toa của bác sĩ chuyên khoa.
  • Có thể sử dụng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần mỗi 6 giờ để giảm đau và hạ sốt cho trẻ.
  • Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ có biểu hiện khó thở, run rẩy chân tay, co giật, sốt cao trên 39 độ C, vã mồ hôi, thân nhiệt giảm…và nhớ cho trẻ đi tái khám khoảng 2 ngày/lần.
  • Trẻ cần được bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, giàu chất kẽm để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Thức ăn nên được nấu lỏng, mềm để trẻ dễ nuốt, không nên cho trẻ ăn đồ cay nóng hoặc quá mặn. Ba mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm sữa hoặc nước trái cây để bổ sung nhiều dinh dưỡng thúc đẩy quá trình phục hồi.
  • Có nhiều trường hợp trẻ nhiễm bệnh Tay Chân Miệng ở thể nhẹ nhưng không được phát hiện kịp thời khiến bệnh chuyển biến nặng hơn và để lại những biến chứng nguy hiễm cho trẻ như viêm não, biến chứng tim…Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh Tay Chân Miệng, ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra cẩn thận và nhận lời tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc trẻ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Đặc biệt lưu ý: Ba mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng những mẹo chữa Tay Chân Miệng của dân gian, bởi lúc này da và niêm mạc của trẻ đang bị tổn thương, một hành động sai lầm của ba mẹ cũng có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trờ nên nghiêm trọng hơn và gây nguy hiểm đến bé yêu.

2Cách phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng cho trẻ

Tay Chân Miệng là một căn bệnh rất dễ lây lan nhưng vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa hiệu quả, vì vậy bản thân ba mẹ phải tự trang bị những phương pháp chủ động phòng ngừa bệnh cho bé:

  • Cần tập cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ vệ sinh thân thể cho bé hằng ngày, tránh cho bé tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, nhất là những khu vực đông dân cư, khu vực bị ô nhiễm.
  • Cung cấp cho bé một môi trường sống, môi trường học tập và vui chơi sạch sẽ. Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, phòng ốc vì đây là môi trường rất dễ mang mầm bệnh.
  • Khi nghi ngờ bé đã nhiễm bệnh, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán bệnh. Ba mẹ cũng cần chú ý cách ly, không cho bé tiếp xúc với những trẻ đang mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh Tay Chân Miệng.

BÁC SĨ CK II NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại Phòng khám Nhi SIM Med, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủngtư vấn dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Phòng khám SIM Med quận Tân Phú, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

Link bài viết Phòng ngừa và bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh tay chân miệng xem nội dung tại: https://simmed.vn/tin-tuc/tin-tuc-nhi/phong-ngua-va-bao-ve-tre-khoi-can-benh-tay-chan-mieng
 
 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức