TRẺ NHỎ BỊ SỐT KHI NÀO LÀ NGUY HIỂM


TRẺ NHỎ BỊ SỐT KHI NÀO LÀ NGUY HIỂM
Trẻ nhỏ bị sốt khiến cha mẹ lo lắng, bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc các bệnh truyền nhiễm khác. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ những kiến thức về trẻ 1 tuổi bị sốt để có thể kịp thời phát hiện bệnh và chăm sóc trẻ bị sốt tốt hơn.
1Trẻ nhỏ bị sốt có các dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ đang bị sốt khi có các dấu hiệu sau:
- Mặt, 2 bên má đỏ bừng hoặc hơi tái.
- Mắt của trẻ giảm sự nhanh nhẹn.
- Trẻ hay quấy khóc, ngủ nhiều, mệt mỏi.
- Sốt, nóng ở trán, bàn tay, bàn chân.
- Sử dụng nhiệt kế để đo là cách chính xác nhất để biết trẻ nhỏ bị sốt hay không.
2Đánh giá mức độ sốt của trẻ
Cơ thể người có nhiệt độ trung bình là 37 độ C. Có một số người lại có thân nhiệt cao hoặc thấp hơn 37 độ C. Tuy nhiên, cho dù trên hoặc dưới 37 độ C thì cũng lấy theo mức nhiệt độ trung bình để đo, ví dụ, người đó có thân nhiệt bình thường là 36,5 độ C thì khi đo được 37 độ C tức là người đó bị sốt nhẹ.
Để đánh giá trẻ bị sốt ở mức độ nào, cha mẹ nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ ở nách của trẻ:
- Nhiệt độ trên 37,5 độ C: Trẻ bị sốt.
- Nhiệt độ từ 37,5 độ C - 38,5 độ C: Sốt nhẹ.
- Nhiệt độ từ 39 độ C - 40 độ C: Sốt cao.
- Nhiệt độ trên 40 độ C: Sốt rất cao.
3Cách xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt
Dựa trên mức độ sốt của trẻ cha mẹ sẽ có cách xử trí và chăm sóc khác nhau, cụ thể:
Khi trẻ bị sốt nhẹ, nhiệt độ đo được là từ 37,5 độ C - 38,5 độ C thì cha mẹ chỉ cần nới lỏng, cởi bớt quần áo của trẻ. Lúc này, trẻ chưa cần dùng thuốc hạ sốt mà chỉ cần được cho uống nhiều nước, Nếu trẻ còn đang bú sữa mẹ thì có thể cho trẻ bú nhiều hơn. Đặc biệt lưu ý, cha mẹ cần tránh để trẻ ở nơi có gió lùa và tiếp tục theo dõi thân nhiệt của trẻ.
Khi trẻ bị sốt cao, trên 38,5 độ C thì cha mẹ cần cởi bớt quần áo và cho trẻ mặc quần áo mỏng, mềm, thoáng, rộng rãi, thoải mái; giảm nhiệt độ trong phòng trẻ bằng cách mở cửa (cửa chính, cửa sổ), bật quạt nhẹ (tránh gió lùa). Lúc này, trẻ cần được cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol dành cho trẻ nhỏ (đơn chất dạng gói hoặc siro).... Thuốc hạ sốt này dễ sử dụng và giúp hạ sốt nhanh, sau khi uống 30 phút và các tác dụng trong vòng 4 - 6 giờ, thuốc ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần lưu ý cho trẻ uống đúng liều lượng/cân nặng theo chỉ định. Trường hợp trẻ không uống được, có thể dùng thuốc hạ sốt dạng viên đặt hậu môn, nhưng nếu trẻ đang bị tiêu chảy thì không nên dùng thuốc dạng viên đặt này.
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi sốt cao liên tục, 39 - 40 độ C, do hệ thần kinh của trẻ rất nhạy cảm nên nếu không xử trí kịp thời trẻ có thể bị co giật, thiếu oxy não. Vì vậy, cha mẹ phải liên tục theo dõi thân nhiệt của trẻ để có thể xử trí kịp thời, phòng trẻ sốt cao bị co giật. Trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run, tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không ủ ấm hay mặc thêm áo quần áo cho trẻ mà cần phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh trẻ. Đó là cách phòng ngừa tốt nhất và an toàn nhất để trẻ không bị sốt co giật.
Cùng với việc dùng thuốc, làm hạ nhiệt độ, lau mát cơ thể trẻ bị sốt bằng cách dùng khăn bông mềm thấm nước ấm lau lên trán, hai bên nách, hai bên hoặc lau người. Cụ thể, cha mẹ và người chăm sóc đặt trẻ nằm ngửa trên giường và cởi bỏ quần áo của trẻ. Dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm vắt hơi ráo. Đặt hai khăn ở hai nách, bẹn và dùng một khăn còn lại lau khắp người. Nước ấm bốc hơi giúp giãn mạch máu và làm trẻ mát. Cha mẹ lưu ý nên thay khăn khoảng 2 phút một lần. Khi thân nhiệt của trẻ hạ xuống dưới 38,5 độ C thì ngưng lau mát, lau khô người và mặc quần áo mỏng cho trẻ.
Chăm sóc trẻ 1 tuổi bị sốt bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả tươi hoặc nước điện giải oresol pha theo hướng dẫn, để phòng ngừa trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải gây mệt mỏi. Sau đó, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám xác định nguyên nhân và điều trị. Khi đưa trẻ đến cơ sở y tế, cha mẹ nên mang theo nhiệt kế và thuốc hạ sốt để có thể theo dõi nhiệt độ và cho trẻ uống thuốc khi cần.
Lưu ý: không được nặn chanh vào miệng và mắt khi trẻ 1 tuổi bị sốt, và cũng không nên dùng nước đá lạnh để hạ sốt hay lau mát cho trẻ. Khi trẻ đang co giật, không giật tóc, vỗ vào người trẻ vì càng khiến trẻ bị kích thích và co giật nhiều hơn.
BÁC SĨ CK II NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG
Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..
Tại Phòng khám Khoa nhi SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.
Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP & BV Nhi đồng 1
BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...
Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi