Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

U HẠT RỐN (CHỒI RỐN)

u-hat-ron-choi-ron

U HẠT RỐN (CHỒI RỐN)

1U HẠT RỐN LÀ GÌ?
  • Trong thời kỳ bào thai, dây rốn nối thai nhi và bánh nhau, Sau khi sinh ra, dây rốn được kẹp lại và cắt đi. 
  • Thông thường, trong 1 tuần đầu tiên sau sinh (khoảng 5 – 10 ngày), phần còn lại của dây rốn sẽ khô và rụng đi mà không có bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên ở một số bé, rốn không khô hẳn mà tiết dịch kéo dài, điều này nhiều khả năng là do u hạt rốn (chồi rốn).
  • U hạt rốn (Chồi rốn) là một trong những bất thường ở rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh. 
2TRIỆU CHỨNG CỦA U HẠT RỐN
  • U hạt rốn mềm, có màu hồng, ẩm và có cuống, tổn thương mô hạt đàn hồi, có kích thước từ  3mm đến 10 mm
  • Triệu chúng khác đi kèm:        

            - Rỉ dịch có màu vàng
            - Rốn thường xuyên ẩm
            - Da quanh rốn bị kích ứng nhẹ 

  • Thường không phải là bệnh lý đáng ngại và chúng cũng không gây đau hoặc khó chịu cho trẻ.
  • Tuy nhiên, việc thường xuyên rỉ dịch kéo dài nếu không được phát hiện và điều trị, có thể dẫn đến viêm, tấy đỏ và nặng là nhiễm trùng rốn
  • Cần lưu ý các dấu hiệu gợi ý nhiễm trùng:

           - Trẻ bị sốt
           - Đau hoặc khó chịu khi bố mẹ chạm vào rốn hoặc mô xung quanh
           - Rốn bị sưng
           - Chạm vào rốn thì thấy ấm
           - Có vệt da đỏ dẫn từ rốn
           - Chảy mủ từ u hạt rốn

  • Nếu trẻ có các dấu hiệu trên cần đưa trẻ đến khám ngay 
3ĐIỀU TRỊ U RẠN RỐN Ở TRẺ:
  • Một số trường hợp có thể tự khỏi mà không cần điều trị
  • Quá trình điều trị đôi khi đòi hỏi phải có sự hợp tác của thân nhân bé vì có thể kéo dài 2-4 tuần 
  • Phương pháp điều trị phổ biến nhất là Bạc Nitrate 75%, thường chấm 1-2 lần/tuần trong vài tuần, cần cẩn trọng vì bạc nitrate có thể gây bỏng hóa học và nhuộm màu da xung quanh

              -  Dung dịch Nitrogen: làm đông lạnh phần mô của u hạt rốn và rụng đi
              -  Khi thất bại với bạc nitrate có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

  • Thắt u hạt rốn bằng chỉ khâu và sau một thời gian, nó sẽ khô và rụng.
  • Đốt điện mô hạt
  • Lưu ý khi chăm sóc tại nhà:

            - Thay tã thường xuyên. Giữ vùng tã luôn sạch sẽ, khô thoáng để hạn chế nhiễm trùng
            - Vị trí mép tã nên ở dưới vùng rốn
            - Tắm bằng phương pháp Sponge bath (tắm riêng từng phần), giữ vùng rốn luôn khô thoáng

4CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT (cần nghĩ đến khi thất bại với việc điều trị bằng bạc nitrate)
  • Polyp rốn: ít gặp hơn, khối thường lớn hơn u hạt rốn và không đáp ứng khi điều trị với bạc nitrate, thường cần phẫu thuật
  • Mô ngoài tử cung còn xót lại ở rốn: hiếm gặp, thường là một khối rắn, có thể là mô tụy, mô gan,… đây có thể là kết quả của sự kẹt cơ học khi vòng rốn đóng lại, Yêu cầu phẫu thuật.

BÁC SĨ CK II NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại Phòng khám nhi SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.

 


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức