Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

VIÊM HÔ HẤP TRÊN

viem-ho-hap-tren

VIÊM HÔ HẤP TRÊN

1CÁI NHÌN TỔNG QUAN:
  • Viêm hô hấp trên hay còn gọi là cảm lạnh là bệnh lý đường hô hấp thường gặp nhất. Ở trẻ em, đợt bệnh có thể kéo dài hơn người lớn

  • Bệnh chủ yếu do virus

  • Trẻ < 6 tuổi: có thể mắc cảm lạnh khoảng 8 đợt/ năm ( có thể bị 1 đợt/ tháng trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 4)

  • Mỗi đợt cảm lạnh có thể kéo dài 14 ngày

  • Trẻ đi học nhà trẻ dễ bị cảm lạnh hơn trẻ ở nhà, khi trẻ vào lớp 1, tần suất mắc cảm lạnh có thể giảm dần (do đã có miễn dịch với hầu hết các chủng virus)

  • Xảy ra chủ yếu vào mùa thu, đông

  • Trẻ có thể bị lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc tiếp xúc với virus trong không khí.

  • Tiếp xúc trực tiếp qua tay là chủ yếu, có thể qua tiếp xúc với nước mắt, mũi, miệng

  • Lây qua những bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, đồ chơi (đó là nơi mà virus có thể sống được 1 ngày)

  • Lây qua những hạt nhỏ khi ho, hắt hơi: thường là influenza virus, coronavirus

  • Thời gian lây lan thường là ngày 2 – 4  của bệnh

 

2DẤU HIỆU CẢM LẠNH LÀ GÌ?
  • Trẻ có thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng sau khi tiếp xúc tác nhân 1- 2 ngày
  • Triệu chứng chính là chảy mũi, có thể chảy mũi trong, vàng, xanh
  • Sốt (thường > 38 độ) trong 3 ngày đầu tiên
  • Có thể có các triệu chứng khác như:
  • Đau họng
  • Ho
  • Khó ngủ
  • Chán ăn
  • Niêm mạc mũi sưng, đỏ
  • Có thể có hạch cổ
  • Trẻ có thể bắt đầu có triệu chứng của đợt cảm lạnh mới khi chưa hết hẳn đợt cảm lạnh cũ, đặc biệt là vào mùa thu, đông
  • Viêm mũi dị ứng có thể có triệu chứng tương tự cảm lạnh, tuy nhiên trẻ bị viêm mũi dị ứng có thể biểu hiện ngứa mắt và mũi.

 

3BIẾN CHỨNG CỦA CẢM LẠNH:

Hầu hết trẻ mắc cảm lạnh sẽ không có biến chứng, tuy nhiên một số trường hợp có thể có các biến chứng sau đây:

  • Viêm tai
  • Khò khè/ khởi phát cơn hen cấp
  • Viêm xoang
  • Viêm phổi

Do đó, ba mẹ cần theo dõi các dấu hiệu sau:

  • Bỏ ăn bỏ bú
  • Kích thích, lừ đừ
  • Thở nhanh, thở khó
  • Sốt > 38,5 độ C trên 3 ngày
  • Nghẹt mũi nặng hơn hay không cải thiện sau 10 ngày
  • Mắt đỏ hoặc ghèn mắt
  • Triệu chứng ở tai: đau tai, hay kéo giật tai, quấy
  • Khi trẻ có 1 trong các dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đi tái khám ngay hoặc đến cơ sở y tế gần nhất
4ĐIỀU TRỊ CẢM LẠNH NHƯ THẾ NÀO?
  • Chủ yếu là điều trị triệu chứng
  • Làm ẩm không khí giúp cải thiện triệu chứng ở mũi
  • Vệ sinh mũi:
  • Trẻ nhỏ: nhỏ mũi
  • Trẻ lớn: có thể xịt mũi
  • Mật ong có thể dùng cho trẻ > 12 tháng tuổi, giúp cải thiện triệu chứng ho đêm
  • Dinh dưỡng: uống đủ nước, chia nhỏ cữ ăn, có thể ăn thức ăn lỏng
  • Vấn đề kháng sinh: khi có biến chứng viêm tai, viêm phổi, viêm họng do vi trùng

 

5LÀM SAO ĐỂ PHÒNG CẢM LẠNH?

Rửa tay thường xuyên:

  • Rửa tay với xà phòng 15 – 30 giây. Khi ra ngoài, có thể dùng dung dịch sát khuẩn nhanh
  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi ho, hắt hơi
  • Giữ vệ sinh nhà cửa
  • Không cần thiết cho trẻ nghỉ học
  • Chích ngừa cúm hàng năm cho trẻ > 6 tháng tuổi
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức