Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN Ở TRẺ

viem-thanh-khi-phe-quan-o-tre

VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN Ở TRẺ

1“VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN” LÀ GÌ?

“VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN” là cụm từ chỉ nhiễm trùng ở khí quản, là đường dẫn khí chính khi chúng ta thở. 

Bệnh thường gặp ở nhóm trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, gây ra triệu chứng ho như tiếng sủa (ho ong ỏng). Ở hầu hết trẻ em, bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên ở một số trẻ cần phải khám bệnh.

2TRIỆU CHỨNG CỦA “VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN” LÀ GÌ?
Bệnh thường khởi đầu như “Cảm cúm thông thường”. Trẻ bắt đầu bằng chảy mũi và cảm thấy nghẹt mũi. Một hoặc hai ngày sau, trẻ thường:
  • Ho ong ỏng, nghe như tiếng sủa hoặc tiếng ếch kêu
  • Khàn giọng (mất giọng, khóc không có tiếng hoặc giọng khào khào..)
  • Sốt (> 380 )
  • Thở rít (tiếng thở ồn ào đặc biệt khi đang hoạt động hoặc nằm im)
  • Các triệu chứng nặng lên về đêm. Thường do thanh quản bị phù nề.

 

3KHI NÀO NÊN MANG TRẺ BỊ “VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN” ĐI KHÁM?

Nhiều trẻ bệnh “Viêm Thanh Khí Phế Quản” không cần đi khám bệnh, tuy nhiên ba mẹ hoặc người chăm trẻ cần quan sát phát hiện các triệu chứng nặng, để mang trẻ đến khám kịp thời.

Cần đi cấp cứu ngay khi:

  • Trẻ trông xanh xao, tái nhợt
  • Trẻ thở rất khó khăn
  • Không thể nói hoặc khóc vì trẻ không đủ khí thở
  • Rất mệt, rất buồn ngủ, nằm im hoặc không đáp ứng với bạn

Cần đến khám bệnh khi:

  • Trẻ không hết ho sau 7 ngày
  • Trẻ bắt đầu chảy nước miếng hoặc không thể nuốt
  • Trẻ thở rít (thở ồn ào ngay khi trẻ ngồi hoặc nghỉ ngơi)
  • Trẻ bị rút lõm giữa các xương sườn hoặc dưới xương sườn khi trẻ hít vào. (hình)
  • Trẻ < 3 tháng và có sốt > 380
  • Trẻ > 3 tháng và sốt > 38, trên 3 ngày

 

4ĐIỀU TRỊ “VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN” NHƯ THẾ NÀO?

Điều trị chủ yếu là đảm bảo Trẻ có đủ khí oxy để thở

    • Nếu trẻ biểu hiện thiếu oxy nhiều à trẻ sẽ được cung cấp oxy
    • Sử dụng các thuốc làm giảm phù nề đường thở.

Không cần dung KHÁNG SINH vì Viêm thanh khí phế quản chủ yếu do siêu vi và Kháng sinh không diệt siêu vi. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu bội nhiễm thêm vi trùng hoặc các triệu chứng gợi ý Viêm Thanh Khí Phế Quản do vi trùng, Bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh cho trẻ và việc dùng kháng sinh lúc này là rất cần thiết.

 

5NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CÓ THỂ LÀM ĐỂ GIÚP TRẺ KHỎE HƠN KHI BỆNH?
  • Làm ẩm không khí trong phòng ngủ bằng máy tạo độ ẩm hoặc ngồi cùng trẻ trong phòng tắm và mở nước ấm nóng qua vòi sen.
  • Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt > 380 : Paracetamol 10-15 mg/kg/liều x 4 lần / ngày hoặc Ibuprofen 10mg/kg/ liều x 3-4 lần / ngày.
  • Cho trẻ uống thêm nước.
  • Trẻ < 1 tuổi, cho trẻ dùng nước hoặc cháo súp ấm. Điều này giúp trẻ làm dịu cổ họng và loãng đàm.
  • Trẻ > 1 tuổi, bạn có thể kê cao đầu trẻ trên gối, giúp trẻ dễ thở hơn
  • Ngủ cùng phòng với trẻ để quan sát các dấu hiệu nặng hơn, để mang trẻ đi khám hoặc đi cấp cứu.
  • Không cho trẻ tiếp xúc khói thuốc lá, khói nhang.. vì sẽ làm trẻ khó thở nhiều hơn.

 

6TẠI SAO CON TÔI BỊ “VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN”?

Bệnh gây ra bởi chủ yếu là SIÊU VI, dễ dàng lây từ người sang người. Siêu vi sống trong các giọt nước bọt, nó đi vào trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

 

7“VIÊM THANH KHÍ PHẾ QUẢN” CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG?

Bạn có thể hạn chế bệnh khi bạn thực hiện các điều sau:

  • Rửa tay bạn và tay trẻ bằng nước và xà phòng, hoặc có thể dùng dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
  • Cách ly trẻ với những người đang ốm
  • Cho trẻ chích ngừa đầy đủ, đặc biệt là vaccine cúm. Và Bố mẹ, người chăm sóc trẻ, người thân trong cùng gia đình cũng nên chích ngừa cúm.

BÁC SĨ CK I NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại Phòng khám nhi khoa tân phú SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKI Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức