Alternate Text
Tin tức nội khoa
Tin tức nội khoa

CHÍCH NGỪA CÚM HẰNG NĂM CÓ LỢI ÍCH GÌ?

chich-ngua-cum-hang-nam-co-loi-ich-gi

CHÍCH NGỪA CÚM HẰNG NĂM CÓ LỢI ÍCH GÌ?

Cảm siêu vi ở Việt nam xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 9. Tác nhân phổ biến là Rhinovirus, Coronavirus, RSV and parainfluenza, một phần do virus cúm. Trẻ dưới 6 tuổi mắc bệnh nhiều nhất nhưng người lớn khỏe mạnh cũng có thể mắc bệnh 2-3 đợt/năm. Phần lớn trường hợp hồi phục trong 7-10 ngày. Kháng sinh không có tác dụng trên siêu vi nên không cải thiện triệu chứng. Chưa có vaccine ngừa cảm siêu vi nhưng chích ngừa cúm hàng năm giúp giảm biến chứng nặng và giảm tỷ lệ tử vong do cúm mùa.

1 TÌM HIỂU CẢM SIÊU VI

  • Triệu chứng
      ▫️  Đa số trường hợp có triệu chứng viêm mũi họng: chảy mũi, nghẹt mũi, hắt hơi. Nước mũi có thể chuyển từ loãng, trong sang đặc, vàng, xanh - đây không phải chỉ định của nhiễm trùng. Đau họng, ho, khan giọng khoảng 2-3 ngày, lúc đầu ho khan, sau có đàm, sau đó triệu chứng xuống vùng phế quản.
      ▫️  Triệu chứng toàn thân như đau toàn thân, đau đầu nhẹ, sốt nhẹ, cảm giác mệt mỏi.
      ▫️  Khác với cảm siêu vi, cúm thường gây triệu chứng rầm rộ như đau đầu, đau cơ, sốt cao, cũng như các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm cơ tim gây tử vong.
  • Nguyên nhân
      ▫️  Có hơn 200 loại siêu vi gây bệnh nhưng phổ biến nhất là nhóm rhinoviruses.
      ▫️  Virus vào cơ thể qua đường miệng, mắt hay mũi, và lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, hay nói chuyện.
      ▫️  Virus cũng có thể lây lan qua vật dụng dùng chung.
  • Yếu tố nguy cơ
      ▫️  Trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt ở nhà trẻ.
      ▫️  Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, nơi tập trung đông người như trường học, máy bay.
      ▫️  Người có tình trạng suy giảm miễn dịch, hút thuốc.
  • Biến chứng
      ▫️  Viêm tai giữa.
      ▫️  Cảm siêu vi có thể kích hoạt cơn suyễn.
      ▫️  Viêm xoang cấp.
      ▫️  Nhiễm trùng thứ phát: viêm họng do liên cầu trùng, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản cấp (croup) hay viêm tiểu phế quản ở trẻ. Các bệnh này cần bác sĩ điều trị.
  • Chẩn đoán
      ▫️  Thường dựa trên triệu chứng cơ năng và thực thể.
      ▫️  Nếu nghi ngờ nhiễm trùng hay nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ cho chụp X quang phổi hay các xét nghiệm xác định nguyên nhân. 
  • Điều trị


A. Thuốc: không có thuốc chữa lành cảm siêu vi, chủ yếu điều trị giảm triệu chứng và không nên dùng kháng sinh trừ khi có bằng chứng nhiễm trùng:
  ▫️  Thuốc giảm đau:
            +  Trẻ dưới 6 tháng: acetaminophen
            +  Trẻ từ 6 tháng trở lên: acetaminophen hay ibuprofen
            +  Không dùng aspirin cho trẻ do có thể gây hội chứng Reye, làm tổn thương trầm trọng gan và não.
  ▫️  Thuốc ho cảm: dùng khi có chỉ định bác sĩ, đảm bảo an toàn và giảm triệu chứng
  ▫️  Để chắc chắn, nên hỏi kỹ bác sĩ hay dược sĩ liều dùng chính xác theo cân nặng, tuổi của trẻ

2 Các biện pháp giảm triệu chứng tại nhà

 
  ▫️  Uống đủ nước: nước lọc, nước trái cây, nước canh hay nước chanh ấm,…Tránh dùng rượu bia, café gây mất nước. Ăn cháo gà hay các chất lỏng ấm khiến dễ chịu và giảm sưng họng
  ▫️  Nghỉ ngơi nếu sốt, ho nhiều, lừ đừ do thuốc. Nghỉ ngơi còn giúp giảm lây nhiễm
  ▫️  Súc họng với nước muối: pha ¼ - ½ muỗng café muối trong 120 – 240 ml nước ấm, giảm tạm thời đau hay ngứa họng
  ▫️  Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, hút mũi với nhũ nhi

3 Khi nào đi khám bác sĩ?

 
  ▫️  Sốt trên 101.3 F (38.5 C), mất nước
  ▫️  Sốt kéo dài hơn 4 ngày 
  ▫️  Triệu chứng không cải thiện sau 10 ngày hoặc diễn tiến xấu hơn 
  ▫️  Khó thở hay thở nhanh 
  ▫️  Khò khè
  ▫️  Đau họng, đau đầu hoặc đau xoang nhiều
  ▫️  Diễn tiến xấu đi của các bệnh nền mạn tính 

4 Phòng ngừa

 
  ▫️  Rửa tay kỹ và thường xuyên với xà bông hoặc nước rửa tay nhanh.
  ▫️  Tẩy trùng đồ đạc, đồ chơi trẻ em nếu gia đình có người bệnh.
  ▫️  Dùng khăn giấy che khi ho, hắt hơi. Ho vào khuỷu tay.
  ▫️  Không dùng chung vật dụng với các thành viên trong gia đình, tránh tiếp xúc người bệnh.
  ▫️  Giữ sức khỏe bản thân: ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng.
  ▫️  Chưa có vaccine ngừa cảm siêu vi nhưng chích ngừa cúm hàng năm giúp giảm biến chứng nặng và giảm tỷ lệ tử vong do cúm mùa.

HÃY ĐẶT LỊCH HẸN NGAY với các Bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám đa khoa SIM MED để được chẩn đoán và điều trị sớm. Hotline tư vấn và đặt hẹn: 1900 25 25 35, Hoặc INBOX ngay cho SIM MED để được hỗ trợ nhanh chóng!

Tham vấn y khoa: Ths Bs Nguyễn Ảnh Đạt - Giám Đốc Chuyên Môn



Khám bệnh tại Phòng khám SIM Med

 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức