ĐAU ĐẦU KÉO DÀI CẦN ĐĂNG KÝ KHÁM VỚI BS NGUYỄN ẢNH ĐẠT
ĐAU ĐẦU KÉO DÀI CẦN ĐĂNG KÝ KHÁM VỚI BS NGUYỄN ẢNH ĐẠT
Đau đầu là chứng đau xảy ra ở vùng đầu và mặt, với biểu hiện, cường độ, và nguyên nhân rất phong phú. Bản thân mô não không có cảm giác đau đầu là cảm giác đau xuất phát từ các cấu trúc lân cận như: mạng lưới dây thần kinh phủ khắp da đầu...đau đầu gay ra cảm giác khó chịu, đau đầu kéo dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
1ĐAU ĐẦU DỮ DỘI, ĐAU ĐẦU KÉO DÀI KHÔNG NÊN CHỦ QUAN CẦN ĐĂNG KÝ KHÁM VỚI THẠC SĨ BS NGUYỄN ẢNH ĐẠT GẦN 30 NĂM KINH NGHIỆM
a. Định nghĩa & Phân loại nguyên nhân gây ra đau đầu
Đau đầu là chứng đau xảy ra ở vùng đầu và mặt, với biểu hiện, cường độ, và nguyên nhân rất phong phú. Bản thân mô não không có cảm giác đau mà cảm giác đau xuất phát từ các cấu trúc lân cận như: mạng lưới dây thần kinh phủ khắp da đầu; một số dây thần kinh vùng mặt, miệng và họng; các cơ vùng đầu - vai gáy, các mạch máu bề mặt và nền não.
Có thể chia nguyên nhân đau đầu thành 2 nhóm:
- Đau đầu nguyên phát: đau đầu là vấn đề sức khỏe chính, các tác nhân góp phần có thể là căng cơ, dùng một số thức ăn, thuốc men, mất nước, hay nội tiết thay đổi,…Ba chứng đau đầu nguyên phát chủ yếu là đau đầu migraine (migraine), đau đầu thể căng cơ (tension-type headache), và đau đầu cụm (hay đau đầu từng đám – cluster headache).
- Đau đầu thứ phát: liên quan đến bệnh lý nền như tổn thương vùng cổ, vấn đề ở mắt, hàm, răng, hoặc nhiễm trùng xoang,…
b. Các biểu hiện đau đầu(triệu chứng cơ năng – symptoms)
Các biểu hiện tùy thuộc vào loại đau đầu, tần suất và cường độ giữa các chứng đau đầu có sự khác biệt lớn (Bảng 1).
Bảng 1: Các kiểu đau đầu mặt quan trọng nhất
Kiểu đau đầu |
Chẩn đoán có thể |
Mô tả |
Đau đầu cấp
|
Xuất huyết dưới nhện hoặc nguyên nhân khác |
Khởi phát cấp, cường độ dữ dội ± các triệu chứng thần kinh |
Đau đầu cơn
|
Migraine ± tiền triệu
|
Đau kiểu nhịp đập, nặng lên khi vận động kèm buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ âm thanh |
Đau đầu căng cơ
|
Đau đầu kiểu đè ép không có triệu chứng đi kèm |
|
Đau đầu cụm và đau đầu khác
|
Đau một bên kèm triệu chứng thần kinh tự động vùng mặt cùng bên |
|
Đau đầu mạn tính |
Đau thần kinh tam thoa |
Cơn đau giật dữ dội vài giây một bên |
Đau đầu căng cơ mạn tính
|
Đau đầu kiểu đè ép không triệu chứng đi kèm hay đau đầu do lạm dụng thuốc |
|
Đau đầu do lạm dụng thuốc
|
Dùng thuốc giảm đau cấp hơn 10-15 ngày/tháng |
|
Tăng áp lực nội sọ như đau đầu do u não |
Đau đầu thường xuyên và tăng dần kèm buồn nôn và các triệu chứng thần kinh |
Migraine - Ngoài đau đầu, còn có biểu hiện buồn nôn và nôn, lâng lâng, nhạy cảm ánh sáng, và các triệu chứng thị giác khác điển hình cho chứng migraine. Các giai đoạn khác nhau bao gồm:
- Giai đoạn báo trước: có sự thay đổi tính khí hay hành vi nhiều giờ hay nhiều ngày trước khi xảy ra đau đầu
- Giai đoạn tiền triệu: những thay đổi thị giác (ảo giác, lóe sáng), cảm giác (tê) hay vận động (thay đổi lời nói, yếu cơ) xảy ra trước cơn đau
- Giai đoạn đau đầu: đau nhói một hoặc hai bên đầu, thường nhạy cảm ánh sáng, tiếng động và cử động
- Giai đoạn phục hồi: đau giảm, thay vào đó là cảm giác mệt mỏi, kích động, và khó tập trung. Một số người cảm thấy khỏe khoắn sau cơn
Đau đầu căng cơ là kiểu đau đầu phổ biến nhất với biểu hiện cơ căng siết, và một số đặc điểm:
- Khởi phát chậm
- Thường ở hai bên đầu
- Đau mơ hồ hoặc giống dải băng siết quanh đầu
- Có thể đau ở sau đầu hoạc vùng gáy
- Mức độ đau từ nhẹ đến vừa, nhưng không trầm trọng
- Đau điển hình không gây buồn nôn hoặc nôn, không kèm tình trạng nhạy cảm ánh sáng
Đau đầu cụm thường xảy ra thành chuỗi cơn, kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng với các đặc điểm:
- Đau dữ dội ở một bên đầu, thường phía sau mắt
- Mắt đỏ, chảy nước mắt kèm sụp mi và đồng tử co nhỏ
- Sưng mi mắt
- Nghẹt mũi hoặc chảy mũi
- Sưng vùng trán
c. Chẩn đoán Bác sĩ cần phải khám kỹ lưỡng và thực hiện các test chẩn đoán cơn đau đầu
Khai thác bệnh sử đau đầu mặt: Bệnh sử rất quan trọng trong chẩn đoán tất cả các chứng đau đầu mặt nguyên phát và chứng đau đầu do lạm dụng thuốc (Bảng 2) do không có test chẩn đoán xác định.
Bảng 2:
Những câu hỏi quan trọng |
|
Bạn bị bao nhiêu kiểu đau đầu/mặt khác nhau? Hãy tách biệt bệnh sử từng kiểu đau |
|
Diễn tiến theo thời gian
|
Bắt đầu đau khi nào? Đau thường xuyên không (từng cơn, hàng ngày và/hoặc thường trực)? Cơn kéo dài bao lâu (vài giây/phút/giờ/ngày)? |
Đặc điểm đau
|
Cường độ đau thế nào? Tính chất đau và kiểu đau ra sao? Đau một chỗ hay đau lan? Các triệu chứng đi kèm? |
Các lý do khởi phát đau
|
Có tác nhân và/hoặc khuynh hướng nào khiến khởi phát đau không? Có bị chấn thương đầu trước đây hay không? Có bị rối loạn giấc ngủ/stress hay không? Có tác nhân nào khiến đau tăng lên hay dịu đi? Thay đổi tư thế hay ngồi dậy có khiến đau tăng hay không Gia đình có nhiều người đau tương tự không? |
Hành vi trong cơn
|
Bạn đang làm gì trong cơn đau? Ảnh hưởng của cơn đau lên hoạt động đến mức nào? Có làm thay đổi hành vi, nhân cách hay không? Bạn đã dùng thuốc gì, liều bao nhiêu? |
Tình trạng sức khỏe chung giữa các cơn |
Có hay không có triệu chứng khác giữa các cơn? Có lo lắng các cơn mới và/hoặc lý do khởi phát đau hay không? |
Trong bệnh sử, nên hỏi kỹ các dấu hiệu cảnh báo của một trường hợp đau đầu thứ phát nghiêm trọng. Cần phải làm thêm xét nghiệm chẩn đoán nếu các dấu hiệu này xuất hiện trong bệnh sử hay lúc thăm khám, bao gồm:
- Đau đầu mới xuất hiện lần đầu
- Đau đầu sét đánh (khởi phát đột ngột và dữ dội)
- Đau đầu đột ngột xảy ra trong lúc vận động nặng hay hoạt động tình dục
- Đau đầu kèm tiền triệu không điển hình (kéo dài hơn 1 giờ hoặc kèm yếu liệt)
- Đau đầu kèm tiền triệu tiến triển trong lúc đang dùng thuốc ngừa thai
- Đau đầu mới xuất hiện lần đầu trên bệnh nhân ung thư hay nhiễm HIV
- Đau đầu có kèm sốt
- Đau đầu đi kèm những biểu hiện thần kinh của migraine giai đoạn tiền triệu
- Đau đầu nặng dần qua vài tuần
- Đau đầu mới xuất hiện lần đầu trên bệnh nhân dưới 10 tuổi hay trên 40 tuổi
- Đau đầu thay đổi theo tư thế
Thăm khám một bệnh nhân đau đầu mặt: khám toàn diện và khám các dấu chứng thần kinh để loại trừ hay xác định những trường hợp đau đầu thứ phát, thăm khám toàn diện một bệnh nhân đau đầu nguyên phát không kèm bệnh lý gì khác sẽ không phát hiện bất thường nào trong phần lớn trường hợp
- Trong cơn đau đầu cụm, có thể thấy những dấu hiệu: chảy nước mắt, đỏ mắt, và sụp mi.
- Trong đau thần kinh tam thoa, có thể xác định điểm kích hoạt đau.
Luôn luôn đo huyết áp và nhịp tim.
Thường không có chỉ định chụp CT-scan hay MRI trên bệnh nhân đau đầu lâu ngày, nhưng nếu bệnh sử và thăm khám không loại trừ chắc chắn hay xác định chứng đau đầu do bệnh lý thứ phát, phải luôn luôn cho chụp MRI đối với chứng đau vùng mặt.
Các test chẩn đoán. & các test tìm nguyên nhân đau đầu bao gồm:
- Xét nghiệm máu: xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm cận lâm sàng khác được thực hiện để tìm ra bệnh nguyên nhân
- Chụp X quang xoang: đánh giá tình trạng sung huyết hay các vấn đề khác chữa trị được
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): cho hình ảnh chi tiết các tạng và các cấu trúc bên trong cơ thể
- Chụp cắt lớp điện toán (CT/CAT scan): cho hình ảnh bộ phận bất kỳ trong cơ thể, bao gồm cơ, xương, mỡ, và nội tạng. CT-scan cho hình ảnh chi tiết hơn X quang tổng quát
d. Điều trị cơn đau đầu & người thầy thuốc sẽ đưa ra cách điều trị tối ưu dựa trên:
- Lứa tuổi của bệnh nhân
- Tổng trạng và bệnh sử của bệnh nhân
- Bệnh ở mức độ nào
- Khả năng sử dụng thành thạo những loại thuốc, thủ thuật, hay liệu pháp đặc biệt đến mức nào
- Kỳ vọng bệnh kéo dài bao lâu
- Ý thích hoặc sự ưa chuộng của bệnh nhân
Mục tiêu điều trị là ngăn chứng đau đầu xảy ra. Kiểm soát đau đầu hiệu quả dựa trên kiểu đau đầu của bệnh nhân, bao gồm:
- Tránh nhưng yếu tố kích hoạt đã biết như một số loại thức ăn, nước uống, thiếu ngủ và nhịn đói
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Tập thể dục
- Nghỉ ngơi trong môi trường tối, yên tĩnh
- Dùng thuốc theo khuyến cáo của thầy thuốc
- Kiểm soát stress
Một số trường hợp đau đầu cần xử trí ngay kể cả nhập viện theo dõi, thực hiện test chẩn đoán, hoặc thậm chí làm phẫu thuật. Việc điều trị được cá thể hóa theo bệnh nền gây đau đầu. Khả năng hồi phục hoàn toàn tùy thuộc kiểu đau đầu và các vấn đề nội khoa khác.
e. Phòng ngừa cơn đau đầu
- Tránh các tác nhân kích hoạt đau đầu
- Giảm stress giúp phòng ngừa chứng đau đầu do stress
- Có thể phòng ngừa migraine hay đau đầu cụm bằng cách dùng thuốc điều trị dự phòng hàng ngày
f. Khi nào cần gặp bác sĩ khám đau đầu
Khám bác sĩ ngay khi đau đầu dữ dội đi kèm những triệu chứng sau:
- Cứng gáy
- Sốt
- Buồn nôn
- Nôn
- Co giật
- Hụt hơi
- Lú lẫn
- Yếu cơ
- Nhìn đôi
- Giảm thức tỉnh
Các triệu chứng gợi ý đau đầu nghiêm trọng hơn:
- Đau đầu dữ dội nhất từ trước đến nay, hoặc đau đầu dữ dội khởi phát lần đầu
- Đau đầu tái phát nhiều lần ở trẻ em
- Đau đầu khởi phát lúc sáng sớm
- Đau đầu sau chấn thương đầu
- Đau xấu đi khi gắng sức như ho, hắt hơi
- Nôn vọt
- Khởi phát đau đột ngột
- Đau trở nên dữ dội và liên tục
- Thay đổi nhân cách
- Động kinh
2KHÁM ĐAU ĐẦU KÉO DÀI VỚI THẠC SĨ BÁC SĨ NGUYỄN ẢNH ĐẠT GẦN 30 NĂM KINH NGHIỆM
Hơn 24 năm kinh nghiệm trong ngành, BS. Nguyễn Ảnh Đạt có nhiều kinh nghiệm điều trị giảm đau trong các chứng đau cấp và mạn tính. Bên cạnh đó, bác sĩ đã và đang thực hành chăm sóc sức khỏe ban đầu các bệnh lý nội khoa như tăng huyết áp, đái tháo đường, …
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Ảnh Đạt hơn 30 năm kinh nghiệm
Tại Phòng khám SIM MED các bác sĩ Khoa Nội Tổng Quát - Bác Sĩ Gia Đình có thể chẩn đoán, điều trị và theo dõi các bệnh lý nội khoa thường gặp:
- Tim mạch: Tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, rối loạn nhịp tim, suy tim, xơ vữa động mạch, suy van tĩnh mạch chi dưới, hẹp động mạch ngoại biên, …
- Hô hấp: Viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, …
- Tai mũi họng: Viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, …
- Tiêu hoá: Viêm dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng đường ruột, tăng men gan, xơ gan, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn H pylori dạ dày, …
- Nội tiết - dinh dưỡng - chuyển hóa bệnh: Đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến thượng thận, béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu máu, hạ can-xi, rối loạn lipid máu, …
- Cơ xương khớp: Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, loãng xương, gút, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, đau dây thần kinh tọa, …
- Tâm thần kinh: Đau đầu mạn tính, chóng mặt, mất ngủ, sa sút trí tuệ, rối loạn lo âu, rối loạn cảm giác do bệnh lý thần kinh ngoại biên, …
- Tiết niệu: Sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu, phì đại lành tính tiền liệt tuyến, …
- Truyền nhiễm bệnh cụ thể: Viêm gan siêu vi B, sốt xuất huyết, sởi, quai bị, thủy đậu, zona, herpes, …
3VÌ SAO HƠN 10.000.000 KHÁCH HÀNG CHỌN PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED LÀ ĐỊA CHỈ KHÁM ĐAU ĐẦU KÉO DÀI?
Kim chỉ nam xuyên suốt trong dịch vụ của phòng khám là bác sĩ luôn lắng nghe từng nhu cầu sức khỏe nhỏ nhất của bệnh nhân. SIM MED luôn định hướng với các y Bác sĩ “hạn chế sử dụng cho các chỉ định không cần thiết như X- quang, xét nghiệm, thuốc kháng sinh,…” cho việc khám và điều trị. Với khung giờ làm việc linh hoạt của phòng khám nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình tìm kiếm phòng khám ngoài giờ hành chính quận Tân Phú. Phòng khám đa khoa SIM MED làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật, phòng khám làm việc từ 7h30AM - 17hPM. Quý khách hàng có thể đặt lịch khám online thông qua Fanpage hoặc qua số hotline 1900 2525 35 sẽ giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi.
SIM MED vinh hạnh được quý khách hàng quận Tân Phú tin chọn là phòng khám đa khoa quận Tân Phú uy tín. Với đội ngũ Bác sĩ từng làm việc tại bệnh viện lớn có kĩ năng chuyên môn cao về nội tổng quát, thần kinh giảm đau,tim mạch,tầm soát đột quỵ... sẽ tư vấn kiến thức về bệnh lý một cách cần thiết và chuẩn xác. Phòng khám đa khoa SIM MED là phòng khám đầu tiên trong hệ thống y tế của SIM GROUP, với các chuyên khoa:
- Khoa Tai mũi họng
- Khoa Sản - Phụ
- Khoa Nhi
- Khoa Nội
- Khoa Ngoại
- Tiêm vắc xin cho trẻ em và người lớn
- Bác sĩ gia đình
- Khám sức khoẻ tổng quát
- Xét nghiệm & Xét nghiệm gen
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm & X quang.
SIM MED sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo khám xương khớp ở đâu tốt, giá cả hợp lý tại quận Tân Phú. Nếu bạn đang gặp khó khăn với các bệnh lý về xương khớp, hãy để SIM MED đồng hành cùng bạn.
Khám bệnh tại phòng khám SIM MED