Alternate Text
Tin tức nội khoa
Tin tức nội khoa

QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ NHƯ THẾ NÀO?

quy-trinh-dieu-tri-ung-thu-nhu-the-nao

QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ NHƯ THẾ NÀO?

1CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

 Một bệnh nhân đang điều trị ung thư phổi đến SIM MED với triệu chứng bí tiểu, hiện đang điều trị giảm đau thần kinh tọa trái do di căn cột sống thắt lưng. Bác sĩ tại SIM MED đã đặt thông tiểu lưu, bệnh nhân không có triệu chứng tê vùng hậu môn và vẫn còn cảm giác mót đi cầu. Hỏi kỹ bệnh sử, bệnh nhân đang được cho dùng AMITRIPTYLINE 25mg bắt đầu liều 1 viên, khi cho ngừng AMITRIPTYLINE thì triệu chứng bí tiểu chấm dứt.

Lần thứ hai, bệnh nhân trở lại với triệu chứng chóng mặt, đau thắt lưng lan chân trái từng hồi gây khó chịu lúc huyết áp lên đến 160/100 mmhg (đang dùng Amlodipine 5mg 1 viên/ngày), lúc cơn đau dịu xuống huyết áp còn 110/70 mmhg (toa thuốc giảm đau gồm: Tramadol 37.5 mg + Paracetamol 325 mg 6 viên/ngày và Gabapentin 600 mg 1.5 viên/ngày). Cơn đau không giảm nên bệnh nhân dùng thêm Ultracet 37.5/325mg 3 viên/ngày và Lyrica 75 mg 2 viên/ngày. Bệnh nhận được tư vấn ngưng Lyrica, duy trì Gabapentin, dùng thêm Celecoxib 200 mg 1 viên/ngày để giúp điều trị giảm nhẹ cơn đau cũng như xem xét điều chỉnh thuốc phù hợp.

2ĐIỀU TRỊ UNG THƯ NHƯ THẾ NÀO?

Điều trị ung thư phối hợp hai nhóm liệu pháp chính:

1. Liệu pháp kháng ung: làm giảm kích thước khối u cũng như tiêu diệt tế bào di căn. Liệu pháp bao gồm: phẫu thuật cắt khối u, xạ trị, hóa trị, dùng dao gamma,…được thực hiện tại Khoa Ung bướu hay Khoa Ngoại bệnh viện.

2. Liệu pháp giảm nhẹ: giúp giảm đau cũng như các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân. Điều trị giảm đau dựa trên thang giảm đau ba bậc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chú thích: Thang giảm đau ba bậc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

  • Nhóm không opioid đối với đau nhẹ: Acetaminophen, Ibuprofen, ASA, nhóm kháng viêm không steroid khác...
  • Nhóm Opioid đối với đau nhẹ đến vừa: Hydrocodone, Oxycodone, Tramadol...
  • Nhóm Opioid đối với đau vừa đến nặng: Hydromorphone, Methadone, Fentanyl, Oxycodone...

3. Song song với điều trị giảm đau, cần phải điều trị các tác dụng phụ của thuốc như: khô miệng, táo bón, bí tiểu, buồn nôn hay nôn, chóng mặt,… Với bệnh nhân dùng viên giảm đau Tramadol + Paracetamol hay Paracetamol + Codeine 30mg (bậc 2) đến liều tối đa 6 viên/ngày không hiệu quả, cần phải chuyển bậc giảm đau cao hơn (bậc 3).

3LƯU Ý:
  • Điều trị ung thư là điều trị “ĐA MÔ THỨC” nghĩa là kết hợp nhiều chuyên khoa. Bệnh nhân cần được giải thích từ đầu kế hoạch điều trị, tiến trình điều trị, thuốc điều trị và tác dụng phụ có thể xảy ra, cách theo dõi và khắc phục các liệu pháp không dùng thuốc như: vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu cho bệnh nhân và người thân…, đóng góp nhiều cho sự thành công trong điều trị.
  • Bệnh nhân và người thân cần có hiểu biết cơ bản về bệnh cũng như tiến trình điều trị. Điều này giúp an tâm điều trị, giảm bớt sự lo lắng, cũng như thúc đẩy sự tuân thủ điều trị.
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức