Alternate Text
Tin tức nội khoa
Tin tức nội khoa

VIÊM GAN B TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT - PHẦN 3

viem-gan-b-tinh-huong-dac-biet-phan-3

VIÊM GAN B TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT - PHẦN 3

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Việt Nam, hiện có khoảng 7,8 triệu người đang mắc viêm gan B và gần 1 triệu người mắc viêm gan C, gây ra 80.000 ca ung thư gan với 40.000 ca tử vong/năm. Điều may mắn là gần đây, càng có nhiều người quan tâm tầm soát viêm gan B, C, cũng như tỉ lệ chích ngừa viêm gan B ở người trưởng thành ngày càng tăng nhiều thắc mắc cũng phát sinh sau đây là một số tình huống ở người trưởng thành.

1HBsAg và Anti-HBs đều dương tính: 

Diễn biến tự nhiên của tình trạng nhiễm virus viêm gan B (HBV) được quyết định bởi mối tương quan giữa tiến trình sao chép virus với miễn dịch của ký chủ. Do đó, xét nghiệm HBsAg (protein từ virus) và Anti-HBs (kháng thể do ký chủ sản xuất) được thực hiện thường xuyên để đánh giá tình trạng nhiễm HBV. Thường thì Anti-HBs xuất hiện cho biết hết nhiễm do kháng thể chống HBsAg có thể thải loại HBsAg và các hạt HBV lưu hành khỏi máu ngoại vi. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, người ta phát hiện HBsAg/Anti-HBs cả hai cùng dương tính.

Theo thống kê, có khoảng 10-25% bệnh nhân viêm gan B mạn có HBsAg/Anti-HBs cùng dương tính. Cơ chế phát sinh hiện tượng này còn chưa rõ, nhưng có lẽ do đột biến gen S trên HBsAg tạo nên dòng virus đột biến, thoát khỏi kiểm soát miễn dịch. Tiến trình sao chép virus và bệnh lý gan hoạt động bất chấp sự hiện diện của Anti-HBs. Thực ra, dòng đột biến trong trường hợp này chủ yếu xuất phát từ bệnh nhân đã từng chích ngừa, bệnh nhân thay gan đang điều trị kháng thể Anti-HBs đơn dòng hay đa dòng.

Sự chọn lọc dòng virus đột biến thoát khỏi kiểm soát miễn dịch dẫn đến một số hậu quả xấu:

  • Một số dòng xét nghiệm chẩn đoán thương mại hiện có không nhận diện được dòng virus đột biến này do thành phần kháng thể chứa trong thuốc thử.
  • Kháng thể do chích ngừa không thể trung hòa hoàn toàn dòng virus đột biến, và hiện chưa có số liệu về khả năng lây nhiễm của những đối tượng đã chích ngừa. Những người có HBsAg/Anti-HBs cùng dương tính vẫn được xem là nguồn lây tiềm ẩn dòng virus đột biến thoát kiểm soát miễn dịch.
  • Khi cho một bệnh nhân kiểm tra kháng thể viêm gan B sau chích ngừa, ít nhất, cho xét nghiệm thêm HBsAg, và tốt nhất xét nghiệm luôn Anti-HBc
2Anti-HBc dương tính
  • Vài trường hợp Anti-HBc dương tính giả, nếu kèm HBsAg/Anti-HBs cùng âm tính, có thể nên chích ngừa viêm gan B, miễn là có chỉ định hoặc mong muốn được bảo vệ.
  • Nếu Anti-HBc dương tính thật sự, HBsAg/Anti-HBs đều âm tính, đối tượng không cần chích ngừa do đã bị nhiễm HBV ở mức thấp.
3Thông tin rút ra
  • Xét nghiệm trước hoặc sau chích ngừa viêm gan B gồm: HBsAg + Anti-HBs (+ Anti-HBc)
  • Cần xử trí như trường hợp nhiễm virus viêm gan B mạn tính/viêm gan B mạn tính đối với đối tượng có HBsAg/Anti-HBs cùng dương tính hoặc Anti-HBc dương tính

HÃY ĐẶT LỊCH HẸN NGAY với các Bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám đa khoa SIM MED để được chẩn đoán và điều trị sớm. Hotline tư vấn và đặt hẹn: 1900 25 25 35, Hoặc INBOX ngay cho SIM MED để được hỗ trợ nhanh chóng

 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức