Alternate Text
Tin tức nội khoa
Tin tức nội khoa

XÉT NGHIỆM ALT LÀ GÌ?

xet-nghiem-alt-la-gi

XÉT NGHIỆM ALT LÀ GÌ?

1Xét nghiệm ALT - Alanine Aminotransferase là gì? 

Alanine aminotransferase, viết tắt là ALT, là một loại enzyme thường được tìm thấy trong các tế bào của gan. Một lượng nhỏ của enzyme này cũng được tìm thấy trong tim và cơ bắp của chúng ta. Chức năng của ALT là chuyển đổi alanine, một loại axit amin thường thấy trong các protein, thành pyruvate, một chất trung gian rất quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng của tế bào. ALT đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng như quá trình biến đổi các chất trong thức ăn thành năng lượng. 

  • Gan là tuyến lớn nhất trong cơ thể và là một cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hoá của chúng ta. Nó có một số chức năng quan trọng, bao gồm:
  • Tạo ra các protein và enzyme 
  • Dự trữ vitamin và sắt 
  • Loại bỏ độc tố khỏi máu của bạn
  • Sản xuất mật, giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá

Bình thường, nồng độ ALT trong máu là khá thấp, nhưng khi gan bị tổn thương, ALT sẽ bị giải phóng vào máu và thế là nồng độ ALT trong máu sẽ tăng lên. Xét nghiệm ALT này là một phần của nhóm xét nghiệm chức năng gan giúp đo mức độ ALT trong máu của bạn. Việc xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được chức năng gan hoặc giúp xác định những nguyên nhân cơ bản của các vấn đề ở gan. Xét nghiệm ALT thường là một phần của quá trình tầm soát các bệnh lý về gan. 

ALT thường được kiểm tra cùng với aspartate aminotransferase (AST), một loại enzyme khác được tìm thấy trong gan, như một phần của xét nghiệm lipid cơ bản. Cả hai mức ALT và AST thường sẽ tăng lên bất cứ khi nào gan bị tổn thương, nhưng ALT được xác định là cụ thể hơn cho gan, nên trong một số trường hợp, chỉ có ALT tăng khi gan bị tổn thương. Tỷ lệ AST/ALT sẽ được tính toán để giúp phân biệt được các nguyên nhân khác nhau hoặc mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý về gan. Nó cũng có thể giúp phân biệt được tổn thương ở gan với tổn thương ở tim hoặc cơ bắp. 

2Vì sao cần phải xét nghiệm ALT?

Xét nghiệm ALT thường được sử dụng để xác định xem liệu bạn có bị tổn thương hoặc suy gan hay không. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm này nếu bạn có các triệu chứng của bệnh gan, bao gồm: 

  • Vàng da
  • Nước tiểu đậm màu 
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau ở phần tư trên bên phải của bụng 

Xét nghiệm ALT cũng có thể được chỉ định, cùng với các xét nghiệm khác, nếu bác sĩ nghĩ bạn có nguy cơ cao mắc phải bệnh gan. Điều này có thể là do nhiều người bị tổn thương gan nhẹ nên sẽ không có triệu chứng hoặc các dấu hiệu nào rõ ràng. Ngay cả khi không có triệu chứng, ALT cũng có thể tăng khi gan bị tổn thương nhẹ. Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh gan nếu như:

  • Có tiền sử đã hoặc có thể tiếp xúc với virus viêm gan 
  • Là một người nghiện rượu nặng
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh gan
  • Dùng thuốc có thể gây hại cho gan, chẳng hạn như acetaminophen (paracetamol)
  • Thừa cân, béo phì, và/hoặc mắc bệnh tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hoá. 

Tổn thương gan thường làm tăng mức độ ALT trong máu. Mặc dù xét nghiệm này có thể đánh giá nồng độ ALT trong máu của bạn, nhưng nó không thể cho bạn biết chính xác mức độ tổn thương gan hoặc mức độ xơ hoá hoặc sẹo ở gan. Xét nghiệm này cũng không thể dự đoán mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan. Xét nghiệm ALT thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm men gan khác. Việc kiểm tra này có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin cụ thể hơn về tình hình tổn thương gan của bạn. 

Một xét nghiệm ALT cũng có thể được thực hiện để:

  • Theo dõi sự tiến triển của các bệnh gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc suy gan
  • Đánh giá xem thời điểm nào là thích hợp để bắt đầu điều trị bệnh gan
  • Đánh giá hiệu quả của việc điều trị các bệnh gan

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm ALT

Giá trị bình thường của ALT trong máu dao động từ 29 đến 33 IU/L đối với nam và 19 đến 25 UI/L đối với nữ, nhưng những giá trị này có thể sẽ thay đổi tuỳ theo bệnh viện hoặc phòng khám. Phạm vi tiêu chuẩn này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như giới tính và tuổi tác. Điều quan trọng là bạn nên thảo luận kĩ kết quả của bạn với bác sĩ. 

Một mức ALT rất cao (hơn gấp 10 lần bình thường) thường là do viêm gan cấp tính hoặc do nhiễm virus viêm gan. Trong viêm gan cấp tính, nồng độ ALT thường sẽ nằm ở mức cao này trong vòng 1 đến 2 tháng, nhưng cũng có thể mất từ 3 tới 6 tháng để trở về mức bình thường. Mức ALT cũng có thể tăng cao một cách rõ rệt (đôi khi hơn 100 lần bình thường) do bạn đã tiếp xúc với thuốc hoặc các chất khác gây độc cho gan. Sự tăng cao này cũng có thể xảy ra khi lượng máu lưu thông đến gan giảm đáng kể. 

Mức ALT thường không tăng nhiều trong viêm gan mãn tính (thường gấp 4 lần mức bình thường hoặc ít hơn). Trong trường hợp này, nồng độ ALT thường dao động giữa mức bình thường và tăng nhẹ, do đó, xét nghiệm ALT thường được chỉ định thường xuyên để xem tình hình bệnh phát triển như thế nào. Các nguyên nhân khác làm tăng ALT bao gồm: 

  • Xơ gan – tình trạng sẹo nghiêm trọng ở gan
  • Chết mô gan
  • Một khối u hoặc ung thư ở gan
  • Hemochromatosis – một rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự tích tụ của sắt quá nhiều 
  • Tăng bạch cầu đơn nhân – một bệnh nhiễm trùng thường do virus Epstein-Barr gây ra
  • Viêm tuỵ 
  • Bệnh tiểu đường

 

3Những tình trạng nào khác ngoài các bệnh lý về gan có thể làm tăng ALT?

Vì chỉ số ALT thường cụ thể cho gan hơn là chỉ số AST, ALT trong máu sẽ ít bị ảnh hưởng hơn khi các bộ phận khác trong cơ thể bị tổn thương hoặc có dấu hiệu của những bệnh lý. Tuy nhiên, chấn thương ở những bộ phận như tim và cơ xương vẫn có thể làm tăng mức độ ALT trong máu. Ví dụ, chỉ số ALT sẽ tăng nhẹ đối với một tình trạng tổn thương cơ xương hoặc các cơn đau tim. 

4
Gói khám sức khoẻ tổng quát tại Phòng khám đa khoa SIM MED

Với đội ngũ Bác sĩ từng làm việc tại bệnh viện lớn có kỹ năng chuyên môn cao sẽ tư vấn kiến thức về y học một cách cần thiết và chuẩn xác. Phòng khám đa khoa SIM MED là phòng khám trong hệ thống y tế của SIM GROUP, với các chuyên khoa:

  • Khoa Tai mũi họng
  • Khoa Sản - Phụ
  • Khoa Nhi
  • Khoa Nội
  • Khoa Ngoại
  • Tiêm vắc xin cho trẻ em và người lớn
  • Bác sĩ gia đình
  • Khám sức khoẻ tổng quát
  • Xét nghiệm & Xét nghiệm gen
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm & X quang. 

 

a. Gói khám sức khỏe chuyên cho nhi:

  • Gói khám tư vấn khắc phục biếng ăn
  • Khám - tư vấn - thiết kế thực đơn dinh dưỡng
  • Gói suy dinh dưỡng
  • Gói khám tư vấn phục hồi dinh dưỡng toàn diện
  • Gói khám béo phì
  • Gói khám dậy thì sớm dành cho bé trai
  • Gói khám dậy thì sớm dành cho bé gái
  • Gói đánh giá phát triển chiều cao dành cho bé trai
  • Gói đánh giá phát triển chiều cao dành cho bé gái
  • Gói tổng quát chuyên sâu cho trẻ

Ngoài ra nếu người thân gia đình bạn có người bị ung thư, chúng tôi khuyên bạn nên xét nghiệm gen tầm soát ung thư di truyền oncosure & oncosure plus giúp phát hiện đến 19 loại ung thư di truyền. Sau đây là các gói khám tại phòng khám đa khoa SIM MED:

b. Gói khám thai:

  • Gói toàn diện thai kỳ từ 6 - 40 tuần (tiết kiệm lên đến 15%)
  • Gói giữa thai kỳ từ 18 - 40 tuần (tiết kiệm lên đến 10%)
  • Gói cuối thai kỳ từ 26 - 40 tuần (tiết kiệm lên đến 10%)

 

c. Gói khám sức khỏe chuyên cho Nam:

  • Gói khám sức khỏe cơ bản dành cho nam
  • Gói khám sức khoẻ nâng cao dành cho nam
  • Gói khám sức khỏe chuyên sâu dành cho nam. Gói bao gồm các tầm soát dấu ấn ung thư cho Nam.

d. Gói khám sức khỏe chuyên cho Nữ:

  • Gói khám sức khỏe cơ bản dành cho nữ
  • Gói khám sức khoẻ nâng cao dành cho nữ
  • Gói khám sức khỏe chuyên sâu dành cho nữ. Gói bao gồm các tầm soát dấu ấn ung thư cho Nữ.
  • Gói khám canh noãn (cho 3 lần đặt noãn)
  • Gói khám phụ khoa chuyên sâu cho nữ (bao gồm các tầm soát ung thư cổ tử cung)
  • Gói khám tiền Sinh Sản Nữ
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức