BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Tham vấn y khoa: BS.CKI Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Bác sĩ chuyên khoa Sản Phụ - Phòng khám đa khoa SIM Med
Mang thai là một dấu ấn không thể nào quên trong cuộc đời người phụ nữ, đó là giây phút hạnh phúc khi biết mình đã mang trong mình một sinh linh, là niềm vui khi được đảm nhận thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên bên cạnh niềm vui thì đó là sự thay đổi lớn cả về vóc dáng, thói quen, cách sinh hoạt và cả những nguy cơ xuất hiện những căn bệnh đặc thù trong quá trình mang thai.
Mang thai là một dấu ấn không thể nào quên trong cuộc đời người phụ nữ, đó là giây phút hạnh phúc khi biết mình đã mang trong mình một sinh linh, là niềm vui khi được đảm nhận thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên bên cạnh niềm vui thì đó là sự thay đổi lớn cả về vóc dáng, thói quen, cách sinh hoạt và cả những nguy cơ xuất hiện những căn bệnh đặc thù trong quá trình mang thai.
Trong đó trĩ là một bệnh lý rất phổ biến, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, cũng như để lại những nỗi lo lắng về sức khỏe cho người phụ nữ trong thai kỳ.
Hãy cùng Dr SIM Med tìm hiểu về vấn đề này, để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân và an tâm hơn, mẹ bầu nhé!
1BỆNH TRĨ TRONG THAI KỲ LÀ GÌ?
Trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng bị sưng, gây khó khăn trong việc sinh hoạt thường ngày. Bệnh trĩ thường xuất hiện ở phụ nữ đang mang thai, vào 3 tháng đầu và đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), có 25 – 35% phụ nữ mang thai bị trĩ.
Tuy bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai không gây nguy cơ nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn thai nhi, nhưng nó có thể gây khó chịu và đau đớn, cũng như khiến người mẹ phải đắn đo khi sinh thường. Nếu đang mang thai và nghi ngờ mình bị trĩ, các bà mẹ nên tìm lời khuyên từ bác sĩ để được khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp trong thời gian sớm nhất.
2NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TRĨ
Trong thời kỳ thai kỳ, bệnh trĩ thường xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:
- Chèn ép vùng chậu: Trong quá trình thai kỳ, sự phát triển của thai nhi cùng với lượng máu lưu thông trong cơ thể của bà bầu tăng lên, tạo ra áp lực lên các mạch máu ở vùng xương chậu, gây chèn ép hoặc làm tắc các tĩnh mạch hậu môn, tạo ra các búi trĩ.
- Hormone: Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai cũng góp phần hình thành bệnh trĩ, vì làm giãn các thành tĩnh mạch khiến chúng dễ bị sưng hơn.
- Táo bón: Táo bón là một nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ. Do ăn uống không đủ chất xơ, dẫn đến khó khăn trong việc đi ngoài và hình thành trĩ.
- Tăng cân: Việc tăng cân đột ngột và quá nhanh trong thai kỳ cũng có thể gây ra áp lực trên các mạch máu trong cơ thể và dẫn đến bệnh trĩ.
- Thời gian ngồi lâu: Khi bà bầu ngồi bồn cầu lâu hoặc ngồi ghế cứng trong một khoảng thời gian dài, có thể gây ra áp lực trên các mạch máu và gây bệnh trĩ.
3BỆNH TRĨ CÓ GÂY NGUY HIỂM CHO MẸ BẦU KHÔNG?
Mặc dù đa phần bệnh trĩ không gây nhiều nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi, cũng như có thể tự khỏi sau khi đã sinh xong, tuy nhiên cũng có một số trường hợp bệnh trĩ không được điều trị đúng cách có thể diễn tiến nặng, gây nên các vấn đề như sa búi trĩ, tắc mạch, viêm loét và nhiễm trùng. Đây là các biến chứng nặng và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Đồng thời việc bị trĩ cũng làm gia tăng các cơn đau ở phụ nữ trong quá trình sinh nở, đặc biệt là khi thực hiện các động tác rặn đẩy. Chính vì thế, các sản phụ bị trĩ mức độ nặng thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ Sản khoa về biện pháp sinh mổ, để hạn chế các cơn đau và tránh bệnh trĩ càng trở nặng thêm sau này.
4CÁCH HẠN CHẾ TRĨ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
- Tham vấn ý kiến bác sĩ: Nếu có các triệu chứng của bệnh trĩ, phụ nữ mang thai nên điều trị kịp thời từ giai đoạn đầu để tránh các biến chứng. Nên thăm khám bởi bác sĩ Sản khoa uy tín để được tư vấn cách điều trị bệnh trĩ phù hợp và lên kế hoạch sinh nở thật vẹn toàn, chu đáo.
- Giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái đủ nước: Phụ nữ mang thai nên uống đủ nước mỗi ngày để cân bằng lượng nước trong cơ thể và thai nhi. Điều này giúp việc bài tiết phân dễ dàng hơn và giảm nguy cơ hình thành bệnh trĩ.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Phụ nữ mang thai nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và có chế độ ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ táo bón, giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. - Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt là các bài tập yoga có tác dụng rất tốt với bệnh nhân bị trĩ bởi giúp tăng độ dẻo dai và giảm căng thẳng vùng chậu, giúp hạn chế lượng máu bị tắc ở tĩnh mạch, từ đó giảm sưng viêm, đau nhức vùng hậu môn.
- Không nhịn đi tiêu : Nên đi tiêu ngay lập tức khi có nhu cầu, hạn chế việc nhịn đi tiêu để tránh gây táo bón. Có thể tham khảo sử dụng loại bô dành cho bà bầu nếu có khó khăn trong việc di chuyển, tạo sự thuận tiện khi cần đi vệ sinh.
- Tạo thói quen tốt khi đi vệ sinh: Nên lập lịch trình đi vệ sinh cố định, ví dụ cứ mỗi 2 giờ sau khi ăn, để tạo thói quen đi tiêu thường xuyên, hạn chế táo bón. Ngoài ra theo nghiên cứu của Harvard Medical School, việc ngâm mình trong nước ấm 40 - 50 độ C, khoảng 20 phút sau khi đi tiêu sẽ giúp làm dịu cơn đau rát, cơn ngứa và cải thiện bệnh trĩ.
- Điều chỉnh tư thế ngồi: Khi ngồi, phụ nữ mang thai nên điều chỉnh tư thế đúng cách để giảm áp lực lên khu vực hậu môn. Nên ngồi thẳng lưng, không gập người, không ngồi quá lâu và nên thay đổi tư thế thường xuyên.
5BÀ BẦU BỊ TRĨ NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai là táo bón. Chính vì thế, một chế độ ăn uống lành mạnh để tránh táo bón, đồng thời hạn chế nguy cơ hình thành trĩ là cực kì quan trọng. Nên ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa chất xơ và vitamin, khoáng chất để tăng cường sức khỏe đường ruột và giúp giảm nguy cơ táo bón. Các loại thực phẩm nên ăn là:
- Trái cây và rau xanh: Những loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ, chẳng hạn như cà rốt, bí đỏ, rau muống, bông cải xanh, nho, kiwi, đào, dâu tây, cam… giúp tăng cường lưu thông máu trong đường tiêu hóa và giảm táo bón, giảm nguy cơ bệnh trĩ.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mì nguyên hạt, gạo lức,.. nhằm cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Các loại cá: Cá chứa nhiều protein, ít chất béo và dễ tiêu hóa nên rất phù hợp cho phòng ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra việc ăn các loại cá giàu chất béo Omega-3 như cá hồi, cá ngừ,… còn có lợi cho việc phát triển não bộ ở thai nhi.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp duy trì độ ẩm trong đường tiêu hóa, giúp bảo vệ trực tràng và giảm nguy cơ bị táo bón. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Mỹ (Institute of Medicine - IOM), lượng nước cần thiết cho phụ nữ mang thai là khoảng 2,3-3,1 lít (tương đương 8-12 cốc nước) mỗi ngày.
Ngoài ra, phụ nữ cần tránh ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường, cà phê, rượu, bia, thức ăn nhanh, đồ chiên, và các loại gia vị cay nóng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Mang thai là một quá trình cần rất nhiều sự hy sinh của người phụ nữ, không chỉ những thay đổi hoàn toàn trong cuộc sống mà còn tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe trong thời gian mang thai, và cả sau những lần đã “vượt cạn” thành công.
Hiểu rõ các điều này và để giúp các mẹ bầu an tâm hơn, nhất là những ai lần đầu làm mẹ, giúp bảo đảm sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tại SIM Medical Center, chúng tôi có Gói khám toàn diện thai kỳ, với mức chi phí hợp lý giúp theo dõi sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và bé từ khi mới phát hiện cấn thai cho đến xuyên suốt quá trình mang thai. Thông qua việc khám và tư vấn của các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, các mẹ bầu sẽ được chia sẻ, tư vấn và hướng dẫn quản lý thai kỳ đúng cách và tạo điều kiện tốt nhất để đón thiên thần nhỏ chào đời.
Để đặt lịch khám sức khỏe hoặc tư vấn thai kỳ, khách hàng liên hệ phòng khám đa khoa SIM Med, thông qua hotline 1900 2525 35