Alternate Text
Tin tức sản phụ khoa
Tin tức sản khoa

TIÊM PHÒNG BỆNH TRƯỚC KHI MANG THAI

tiem-phong-benh-truoc-khi-mang-thai

TIÊM PHÒNG BỆNH TRƯỚC KHI MANG THAI

Trước khi có dự định cho mang thai, các mẹ cần phải chuẩn bị những vấn đề về sức khỏe trước và trong quá trình mang thai để không bị phòng ngừa nguy cơ bệnh truyền nhiễm cho cả mẹ và bé. như sau:

1Tiêm Vắcxin HPV

Với phụ nữ dưới 26 tuổi trước khi mang thai cần tiêm thêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) theo chỉ định của bác sĩ

Tiêm phòng HPV trước khi mang thai là điều cần thiết bởi HPV là căn bệnh phổ biến và thường lây lan qua đường tình dục (quan hệ không an toàn). Nếu không được phòng ngừa tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm nhiễm vùng sinh dục, ung thư và thậm chí là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

HPV có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật hoặc hậu môn. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng như lưỡi và amidan (thường gọi là ung thư miệng họng).

Số liều: 3

Thời điểm tiêm: Trước khi có thai 6 tháng

2Tiêm Vắcxin cúm

Cúm là bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp gây nên bởi virus cúm. Bệnh lây truyền nhanh và thường thành dịch. Phụ nữ mang thai nhiễm cúm nặng có thể tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu và có thể có biến chứng nghiêm trọng về phổi, đặc biệt ở những phụ nữ có tiền căn hen phế quản hay tiểu đường.

Từ trước đến nay, phụ nữ mang thai đã được chỉ định nên chích ngừa cúm, chưa có một báo cáo nào cho thấy vắc -xin này gây hại cho thai nhi. Trong khi đã có rất nhiều phụ nữ mang thai bị tử vong do bệnh cúm mà lẽ ra tỷ lệ này sẽ giảm xuống rất nhiều nếu chị em được chích ngừa cúm trước đó.

Phòng lây nhiễm bằng vacxin phòng cúm có hiệu lực bảo vệ từ 70-80%. Cảm cúm là bệnh mà hầu hết phụ nữ đều mắc phải khi bước vào thai kỳ. Riêng vắc xin cúm thường nên nhắc lại hằng năm, đặc biệt với những phụ nữ có tiền căn hen phế quản hay tiểu đường.

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai có tác dụng giảm thiểu nguy cơ bị cúm, giúp giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn của thai kỳ như sảy thai, sinh non hay sinh con nhẹ cân.

Thuốc chủng ngừa cúm phải mất khoảng một tuần mới có hiệu quả. Vậy nên nếu bạn chờ đến giữa mùa cúm bạn mới tiêm phòng thì rất có thể bạn đã bị cúm từ trước đó và lúc đó thì vắc-xin phòng cúm sẽ không có hiệu lực.

Số liều: 1

Thời điểm tiêm: Bất kỳ thời điểm nào ngay cả khi có thai

3Tiêm Vắcxin thủy đậu

Chị em chưa từng bị hoặc chưa tiêm ngừa thủy đậu có nguy cơ nhiễm bệnh cao cần tiêm ngừa. Bệnh có thể lây từ mẹ sang con và gây thủy đậu bẩm sinh ở trẻ với nhiều dị tật ở da, hệ thần kinh, cơ xương, mắt...

Khi mang thai, mẹ bầu không may nhiễm thủy đậu có thể nguy cơ cho thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh (0,4% nếu nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ, 2% nếu nhiễm ở 3 tháng giữa: sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, ngắn chi, chậm phát triển tâm thần). Trường hợp mẹ bị nhiễm thủy đậu trong vòng 5 ngày trước sinh, bé sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa, tỷ lệ tử vong lên đến 20 - 30%.

Với các chị em đã từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được tiêm phòng thì sẽ được miễn dịch với bệnh này vì trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh, do đó không cần tiêm phòng.

Với những phụ nữ chưa nhiễm bệnh này, nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, đồng thời tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu khi mang thai.

Số liều: 2

Thời điểm tiêm: Trước khi có thai 3 tháng

4Tiêm phòng vắc-xin sởi, quai bị và Rubella (MMR)

Các chuyên gia khuyến cáo tiêm vắc xin MMR ít nhất một tháng trước khi mang thai, để bảo vệ cơ thể hiệu quả

  • Bệnh sởi:
    Sởi dễ lây lan do virus sống trong chất nhầy mũi và cổ họng của người nhiễm bệnh. Bệnh gây sốt cao, phát ban, ho, sổ mũi và đỏ mắt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có triệu chứng tiêu chảy và nhiễm trùng tai. Biến chứng của bệnh có thể là viêm phổi, tổn thương não, điếc, và tử vong.
  • Bệnh quai bị:
    Bệnh do virus lây truyền khi người bệnh ho và hắt hơi. Triệu chứng thường bắt đầu bằng sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi và chán ăn. Sau đó, hầu hết người bệnh đều bị sưng tuyến nước bọt, khiến má sưng húp và hàm cũng bị sưng. Phần lớn mức độ bệnh đều nhẹ nhưng đôi khi có thể gây ra các biến chứng nặng như điếc, viêm màng não và phù não, sưng tinh hoàn, buồng trứng hoặc vú.
  • Bệnh Rubella (còn gọi là sởi Đức):
    Rubella là một bệnh truyền nhiễm do virus Rubella gây ra. Bệnh có các triệu chứng như phát ban hoặc sốt, nhưng nhiều người đôi khi lại không có triệu chứng. Rubella có thể khiến sản phụ bị sảy thai hoặc thai nhi bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nếu sản phụ bị nhiễm bệnh trong thai kỳ. Trẻ bị nhiễm bệnh có thể lây lan virus Rubella cho phụ nữ mang thai.

Thời điểm tiêm: Ít nhất 1 tháng sau khi tiêm mũi cúm

Phòng khám đa khoa tân phú SIM MED

 
 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức