Alternate Text
Tin tức simmed
Tin tức nội khoa

Gừng có tác dụng gì đối với cơ thể?

gung-co-tac-dung-gi-doi-voi-co-the

Gừng có tác dụng gì đối với cơ thể?

Từ xưa đến nay, gừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt. Không chỉ làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn, gừng còn là một vị thuốc dân gian với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy gừng có tác dụng gì đối với cơ thể? Cùng Dr. SIM Med khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé! 

1 Giá trị dinh dưỡng của gừng

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose, nằm trong họ Zingiberaceae và có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nhờ hương vị cay nóng đặc trưng, gừng thường được sử dụng làm gia vị trong nấu ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh. Trung bình một muỗng canh gừng sẽ có giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Lượng calo: 4,8 

  • Carbohydrate: 1,07g 

  • Protein: 0,11g 

  • Chất xơ: 0,12g 

  • Chất béo: 0,5g

Giá trị dinh dưỡng cửa Gừng

Bên cạnh đó, gừng còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm vitamin C, vitamin B3, vitamin B6, Kẽm, Magie, Niacin, Folate, Kali, Riboflavin, ... Do đó, gừng có khả năng phòng ngừa và điều trị một số loại bệnh phổ biến như: viêm khớp, ho, cảm lạnh, cảm cúm, đau dạ dày, đau bụng kinh và buồn nôn, …

2 Gừng có tác dụng gì đối với cơ thể? 

a. Hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường

Theo góc nhìn của y học cổ truyền, gừng có vị cay và tính nóng đặc trưng, rất hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh. Đặc biệt, gừng chứa rất nhiều Gingerol, có công dụng kháng viêm mạnh mẽ, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm đường hô hấp. 

Ngoài ra, gừng còn kích thích tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể và hỗ trợ tăng cường miễn dịch tự nhiên. Khi xuất hiện dấu hiệu cảm lạnh, mọi người có thể sử dụng một tách trà gừng kết hợp cùng mật ong, giúp đẩy lùi các tác nhân gây bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Tác dụng của gừng đối với cơ thể

b. Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, gừng chứa các hợp chất như gingerol và shogaol, kích thích sản sinh ra nhiều vi khuẩn có lợi trong ruột như E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella, ... giúp dạ dày và đường ruột hoạt động tốt hơn. Tính cay nóng của gừng còn hỗ trợ cải thiện những tình trạng khó chịu như ợ chua, khó tiêu, đầy bụng, ... 

Sau mỗi bữa ăn, mọi người có thể sử dụng một lát gừng tươi hoặc một ít trà gừng, tạo điều kiện để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng một cách hiệu quả và ngăn ngừa hiện tượng trào ngược dạ dày. 

c. Giảm đau bụng kinh

Khi nữ giới tới kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone prostaglandin tăng cao sẽ có thể khiến cơ thể xuất hiện tình trạng sốt cao, co thắt và đau lan rộng ở vùng bụng dưới. Lúc này, các hợp chất kháng viêm tự nhiên trong gừng sẽ giúp điều hòa lượng hormone prostaglandin, làm dịu nhanh các cơn đau. Theo đó, phụ nữ có thể bổ sung thêm nước chanh gừng hoặc nước gừng mật ong vào những ngày “đèn đỏ” để đẩy lùi các triệu chứng không mong muốn. 

d. Cải thiện tình trạng say tàu xe và giảm ốm nghén

Thực tế đã cho thấy, gừng có công dụng tuyệt vời trong việc cải thiện tình trạng say tàu xe và giảm cảm giác ốm nghén. Thành phần gingerol và shogaol trong gừng có khả năng trung hòa acid dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và giảm triệu chứng buồn nôn. Đặc biệt, phụ nữ ốm nghén có thể sử dụng một vài lát gừng tươi trước bữa ăn, để giảm sự khó chịu và kích thích vị giác.

e. Chống nhiễm trùng

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, gừng có thể hỗ trợ cơ thể tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Đồng thời, ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn có hại như Escherichia coli (tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột) và Salmonella (gây tiêu chảy và kiết lỵ). Từ đó, ngăn ngừa và điều trị một số bệnh nhiễm trùng thường gặp như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng và nhiễm trùng đường tiêu hóa.

f. Tốt cho sức khỏe răng miệng

Với thành phần giàu các chất kháng viêm và chống oxy hóa, gừng có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách toàn diện. Hàm lượng gingerol và shogaol dồi dào trong gừng có công dụng giảm sưng tấy, ngăn ngừa viêm nhiễm ở các mô mềm và nướu. 

Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ đánh bay các mảng bám tích tụ trên răng, loại bỏ mùi hôi khó chịu và phòng chống sâu răng. Mọi người có thể súc miệng bằng nước gừng pha loãng hoặc sử dụng kem đánh răng có chiết xuất gừng để nâng cao hiệu quả bảo vệ nhé! 

3 Lưu ý khi sử dụng gừng 

Để phát huy những công dụng tuyệt vời của gừng, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người trưởng thành không tiêu thụ quá 4g gừng mỗi ngày

  • Phụ nữ có thai không tiêu thụ quá 1g gừng mỗi ngày

  • Người mắc bệnh về tá tràng, dạ dày nên hạn chế sử dụng gừng vì đặc tính cay nóng của chúng có thể khiến niêm mạc dạ dày khó chịu

  • Gừng có thể làm tăng tác dụng của một số loại thuốc chống đông máu như aspirin hoặc warfarin. Do đó, mọi người cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gừng

  • Không nên ăn gừng khi bụng đói vì dễ gây kích ứng tiêu hóa

  • Tuyệt đối không sử dụng những loại gừng có dấu hiệu nấm mốc hoặc có màu sắc bất thường vì chúng có thể chứa nhiều độc tố có hại cho cơ thể.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được câu hỏi: “Gừng có công dụng gì cho sức khỏe?” cho tất cả mọi người. Đừng quên theo dõi Phòng khám đa khoa SIM Med để nhận thêm nhiều chia sẻ bổ ích trong tương lai nhé! 

Danh sách tin tức