Alternate Text
Tin tức simmed
Tin tức phụ khoa

NGUY CƠ SỎI THẬN Ở PHỤ NỮ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

nguy-co-soi-than-o-phu-nu-va-cach-phong-ngua

NGUY CƠ SỎI THẬN Ở PHỤ NỮ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

1Nguy cơ sỏi thận ở phụ nữ có cao hay không?

  • Theo thống kê thì bệnh sỏi thận xuất hiện nhiều ở nam giới hơn ở nữ giới do cấu tạo tự nhiên - đường tiết niệu của nam dài hơn, nên thời gian để nước tiểu bài tiết ra ngoài cũng lâu hơn so với nữ, tạo điều kiện hình thành sỏi thận ở nam giới. Dựa vào số liệu của NIDDK – National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, thì tỷ lệ bệnh này ở nam cao gấp đôi so với ở nữ, 19% ở nam so với 9% ở nữ. Tuy nhiên sự chênh lệch tỷ lệ mắc sỏi thận giữa 2 giới tính đang thu hẹp dần, nói cách khác, số bệnh nhân nữ mắc sỏi thận ngày càng tăng – theo công bố từ số liệu khảo sát quốc gia bệnh nhân nội trú 1997 – 2002. Ngoài ra bệnh sỏi thận có liên quan đến tuổi tác, bệnh xuất hiện nhiều ở phụ nữ sau 50.  
  • Do vậy phụ nữ và đặc biệt phụ nữ sau 50 cần chú ý đến các dấu hiệu trong biểu hiện của bệnh sỏi thận để sớm nhận diện bệnh.

2Các biểu hiện của bệnh sỏi thận

  • Đổ mồ hôi dưới cánh tay, trên mặt
  • Đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi lượng nước tiểu ít
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đau âm ỉ, tiểu dắt
  • Cảm giác ớn lạnh cùng với đau mỏi vùng thắt lưng hay đau bên thận có vấn đề
  • Cơn đau có thể lan ra vùng hạ sườn phía trước, vùng dạ dày, vùng háng
  • Nước tiểu có màu đục/có cặn/có lẫn máu
  • Sốt và có thể kèm theo buồn nôn do sỏi kích thích thần kinh bụng

Các dấu hiệu trên xuất hiện tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh và vùng đau ở mỗi người bệnh cũng khác nhau tùy vị trí viên sỏi, mặc khác cơn đau ở giai đoạn đầu của bệnh sỏi thận đôi khi bị nhầm lẫn với các nguyên nhân khác ở phụ nữ như đau mỏi lưng khi hành kinh nên có thể gây ra chủ quan. Vì vậy chị em phụ nữ hãy lắng nghe cơ thể mình và quan sát thật kỹ các dấu hiệu bất thường, hãy đến bác sĩ tư vấn để được chữa trị ở giai đoạn sớm của bệnh sỏi thận, việc chữa trị sớm sẽ đơn giản, ít tốn kém hơn nhiều và đặc biệt là tránh được các biến chứng đáng tiếc như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận...

Tiến sĩ - bác sĩ Lê Đình Hiếu - hơn 20 năm kinh nghiệm Thận tiết niệu

3Một số yếu tố tăng nguy cơ sỏi thận ở phụ nữ 

a. Tiền sử gia đình: Tuy bệnh sỏi thận không có yếu tố di truyền, nhưng vì đây là bệnh có nguyên nhân chủ yếu từ chế độ sinh hoạt, chế độ ăn hay từ các bệnh nền như tiểu đường. Vì thế nếu trong gia đình có người mắc sỏi thận thì phải xem lại chế độ sinh hoạt và ăn uống của gia đình để tránh việc các thành viên khác cũng có thể mắc bệnh.

b. Tuổi tác: Phụ nữ sau 50 có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận do có sự thay đổi về nội tiết tố nữ và tình trạng loãng xương gia tăng ở lứa tuổi mãn kinh.

c. Thói quen ăn uống: Các thực phẩm giàu oxalate như chocolate, các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường, nhiều protein từ các loại thịt và nội tạng động vật (nhất là gan) sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

d. Thừa cân: Theo tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ ngày 26/01/2019 thì béo phì có liên quan đến đến sự phát triển sỏi thận vì tình trạng kháng insulin có thể làm tăng lượng canxi và các chất khác trong nước tiểu. Giữa 2 giới tính nam và nữ thì phụ nữ lại đặc biệt dễ mắc nguy cơ này vì phụ nữ có nhiều chất béo trong cơ thể hơn nam giới.   

e. Thói quen sinh hoạt làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận

  • Không uống đủ nước: Uống ít nước thì hệ tiết niệu ít hoạt động để thải chất cặn ra ngoài làm tăng nguy cơ sỏi thận
  • Ít vận động, ngồi nhiều: Ít vận động thì cơ thể sẽ kém hấp thu canxi, lượng canxi bài tiết vào nước tiểu sẽ tăng và lắng đọng thành sỏi.
  • Thường nhịn tiểu: Việc nhịn tiểu khiến cho nước tiểu bị giữ lâu trong hệ thống tiết niệu nên không chỉ làm tăng nguy cơ sỏi thận mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

f. Các bệnh liên quan:

  • Tiểu đường: Đường trong máu cao có thể làm tăng canxi, oxalate, acid uric trong cơ thể dẫn đến tăng nguy cơ sỏi thận.
  • Bệnh viêm ruột: Bệnh này làm tăng hấp thu canxi nên dẫn đến tăng nguy cơ sỏi thận.

g. Thuốc và vitamin: 

  • Thuốc lợi tiểu dùng liều cao có thể gây tăng canxi niệu và làm tăng nguy cơ sỏi thận.
  • Kháng sinh: Một số loại kháng sinh như Sulfas có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
  • Vitamin C liều cao (trên 1000 mg/ngày) dùng trong thời gian kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.

46 cách phòng ngừa sỏi thận ở phụ nữ

a. Chế độ ăn uống phù hợp:

  • Uống đủ nước: Nhu cầu uống nước phụ thuộc vào mức độ hoạt động và môi trường sống, tuy nhiên theo Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Hoa Kỳ thì lượng nước trung bình cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày ở phụ nữ là 2,7 lít (Từ tất cả các nguồn thực phẩm trong ngày) trong đó từ nước uống là 2 – 2,5 lít. Ngoài ra cách uống nước được khuyên là nên uống đều trong ngày thay vì uống tập trung vào lúc khát.
  • Hạn chế muối: Kiểm soát lượng muối dùng trong ngày, trung bình 10g muối/ngày với người bình thường, dưới 5g/ngày với người cao huyết áp.
  • Hạn chế đường: Theo Hiệp Hội Tim Mạch Mỹ (AHA – American Heart Association) thì phụ nữ không có bệnh nền cần hạn chế đường có thể dùng 25g đường/ngày.
  • Ăn nhiều các loại rau củ, trái cây: Để hạn chế sỏi thận nói riêng và các bệnh liên quan đến dinh dưỡng nói chung, lượng rau củ/ngày/người lớn là 300g và trái cây là 200g. Và nên ăn đa dạng các loại khác nhau ở các bữa ăn trong ngày và trong tuần.
  • Thay bớt đạm từ thịt và nội tạng bằng đạm từ thực vật: Theo khoa dinh dưỡng bệnh viện Đại học Y Dược Tp HCM, trung bình một ngày phụ nữ bình thường (không mang thai, không vận động đặc biệt, không bệnh nền phải hạn chế protein) chỉ cần 170g – 210g thịt/cá/trứng và ăn kèm theo những nhóm thực vật giàu protein như các loại hạt, các loại đậu,… 

b. Chế độ sinh hoạt/vận động khoa học: 

  • Theo tờ British Journal of Sports Medicine năm 2015 thì nhân viên văn phòng nên đứng ít nhất 2 giờ trong ngày làm việc, tức là cứ ngồi 1 giờ thì nên thực hiện một việc ở tư thế đứng trong 15’, ví dụ đứng trao đổi công việc với đồng nghiệp,…
  • Ngoài ra mỗi tuần tối thiểu cần có 2 lần hoạt động thể chất trong 30’ như chạy bộ, tập thể dục, đạp xe,…

c. Kiểm soát cân nặng: Với phụ nữ, cần giữ chỉ số BMI – Body Mass Index trong khoảng 18,5 – 22,9. Cách tính BMI: Cân nặng / chiều cao x chiều cao

d. Không nhịn tiểu: Hãy đi tiểu ngay khi thấy mắc tiểu, đừng vì bất cứ lý do s nào mà nhịn tiểu cho đến khi không chịu được mới đi. 

e. Không tự ý dùng thuốc:

  • Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy thảo luận với bác sĩ để biết liệu có thể có tác dụng phụ đến sức khỏe của bạn.
  • Chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ .
  • Hãy nói không với thói quen tự mua thuốc uống kể cả các vitamin hay thực phẩm chức năng.

f. Thực hiện định kỳ kiểm tra sức khỏe: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến sỏi thận ngay từ đầu.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc băn khoăn nào liên quan đến sỏi thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được sự tư vấn chính xác nhất.

 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức