Alternate Text
Tin tức simmed
Tin tức xét nghiệm

XÉT NGHIỆM TẠI QUẬN TÂN PHÚ AN TOÀN

xet-nghiem-tai-quan-tan-phu-an-toan

Xét nghiệm máu tại quân tân phú an toàn

Khi tìm kiếm phòng khám xét nghiệm máu quận Tân Phú Bạn hay tìm “Xét nghiệm quận Tân Phú” hay “Xét nghiệm máu tại quận Tân Phú” bạn đều mong muốn tìm kiếm Phòng khám xét nghiệm máu quận Tân Bình, quận Tân Phú và có đầy đủ các dịch vụ khám, điều trị, theo tiêu chuẩn quốc tế JCI (Tiêu chuẩn quốc tế và chăm sóc bệnh nhân). Hiện nay, xét nghiệm máu là một trong những dịch vụ y tế quan trọng và khá phổ biến, nhằm đánh giá toàn bộ sức khỏe của mỗi người. Vậy xét nghiệm máu ở đâu tại TP.HCM an toàn và chuẩn xác nhất? Tại SIM MED quận Tân Phú với quy trình xét nghiệm máu an toàn quận Bình Tân, quận Tân Phú giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và nhanh chóng.

1XÉT NGHIỆM MÁU LÀ GÌ?

Xét nghiệm máu, hay xét nghiệm huyết học là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để tìm các dấu hiệu bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc các dấu hiệu của khối u hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

2XÉT NGHIỆM MÁU CÓ MẤY LOẠI?

2.1. Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC)

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC), hay xét nghiệm máu tổng quát, là kiểu xét nghiệm máu phổ biến nhất. Trong các buổ khám sức khỏe định kỳ, khách hàng thường được yêu cầu xét nghiệm công thức máu toàn phần.

Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn, chẳng hạn như thiếu máu, nhiễm trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu và rối loạn hệ miễn dịch. Xét nghiệm này đo lường nhiều phần khác nhau của máu.

2.2. Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu là một nhóm các xét nghiệm đo các hóa chất khác nhau trong máu. Xét nghiệm sinh hóa máu thường được thực hiện trên phần chất lỏng (huyết tương) của máu. Các xét nghiệm có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin về các cơ của bạn (bao gồm cả tim), xương và các cơ quan, chẳng hạn như thận và gan.

Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm xét nghiệm đường huyết, canxi và điện giải, cũng như xét nghiệm máu để đo chức năng thận. Một số xét nghiệm này yêu cầu phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm.

2.3 Xét nghiệm máu để làm gì?

Xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu và phát hiện rất nhiều bệnh như:

Các bệnh lý về máu:

Xét nghiệm máu tổng quát có khả năng phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn liên quan đến thành phần trong máu, chẳng hạn như thiếu máu, viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu,... Các bệnh lý này được bác sĩ chẩn đoán qua các thông số xét nghiệm máu như:

  • Kiểm tra các tế bào hồng cầu: Mức hồng cầu bất thường có khả năng là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, mất nước, xuất huyết hoặc các chứng rối loạn khác về hồng huyết cầu.
  • Kiểm tra các tế bào bạch cầu: Số lượng bạch cầu trở nên bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, ung thư máu hoặc rối loạn hệ miễn dịch.
  • Kiểm tra các tiểu cầu: Mức tiểu cầu bất thường sẽ gây ra rối loạn chảy máu hoặc bệnh dễ tụ huyết khối.
  • Hemoglobin (Hb): Mức hemoglobin bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng thalassemia hoặc các rối loạn máu khác. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường, lượng đường dư thừa trong máu có khả năng liên kết với hemoglobin và dẫn đến tăng mức hemoglobin A1c (HbA1c).
  • Hematocrit (Hct): Hematocrit cao có nghĩa là bạn đang bị mất nước. Mức hematocrit thấp có khả năng là dấu hiệu của thiếu máu. Sự bất thường đối với chỉ số Hct cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn về máu hoặc tủy xương.
  • Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV): Mức MCV bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu nói chung hoặc chứng thiếu máu cục bộ.

 

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng của gan: 

  • Kiểm tra chức năng của gan (SGOT, SGPT) và chức năng thận
  • Xét nghiệm máu đối với chức năng thận đo nồng độ ure máu (BUN) và creatinin. Cả hai thành phần này đều là những chất thải mà thận lọc ra khỏi cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hai thông số này bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận như bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,.. xơ gan, tăng men gan, ung thư gan...

 

Bệnh về đường huyết:

  • Xét nghiệm máu cho biết lượng đường (glucose) có trong máu của bạn. Đường huyết vượt quá giới hạn có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
  • Đối với xét nghiệm máu có yêu cầu đo glucose, bác sĩ sẽ yêu cầu người thực hiện phải nhịn ăn trước khi lấy máu để đo đường huyết lúc đói. Ngoài ra, một số xét nghiệm đường huyết khác được thực hiện sau bữa ăn hoặc bất kỳ lúc nào mà không cần chuẩn bị trước.

 

Rối loạn mỡ máu (cholesterol, triglycerid, HDL-C):

  • Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định được nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở bệnh nhân thông qua các thông số xét nghiệm máu liên quan đến cholesterol:
  • Nồng độ cholesterol xấu: Gây ra tắc nghẽn trong lòng mạch máu, gây xơ vữa động mạch.
  • Nồng độ cholesterol tốt: Làm giảm tình trạng tắc nghẽn trong động mạch.
  • Triglyceride: Là một loại chất béo có trong máu.
  • Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Đối với xét nghiệm máu để tìm các thành phần này, người thực hiện sẽ cần phải nhịn ăn từ 9 - 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm để đảm bảo độ chính xác.

 

Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym:

  • Enzym giúp kiểm soát và xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cơ thể. Xét nghiệm kiểm tra enzym trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim.
  • Bên cạnh đó xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh Gout, HIV, kiểm tra xem thuốc đang dùng có tác dụng không và các bệnh về não như thiếu máu não, nhiễm trùng não,...

 

3QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM MÁU

3.1 Trước khi xét nghiệm máu

Một số loại xét nghiệm máu người bệnh phải tránh ăn trong tối đa 12 giờ

Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể bạn cần tuân theo trước khi làm xét nghiệm. Tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu, bạn phải tuân thủ các hướng dẫn vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó việc xét nghiệm có thể phải trì hoãn hoặc lặp lại:

  • Tránh ăn hoặc uống (trừ nước lọc) trong tối đa 12 giờ.
  • Ngừng dùng một loại thuốc nhất định.

 

3.2 Quy trình xét nghiệm máu

Các xét nghiệm máu hầu hết chỉ mất vài phút để hoàn thành. Quá trình rút máu có thể rất nhanh từ 5 đến 10 phút nếu tĩnh mạch dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận. Xét nghiệm máu thường gồm lấy mẫu máu từ mạch máu ở cánh tay. Các mẫu máu ở trẻ em thường được lấy từ đầu ngón tay áp út.

  • Bước 1: Bác sĩ buộc xung quanh cánh tay một dây quấn để làm dòng máu chảy chậm lại và làm cho tĩnh mạch nổi rõ hơn, giúp việc lấy máu được dễ dàng.
  • Bước 2: Bác sĩ hoặc y tá lau sạch vùng da bằng chất khử trùng trước khi lấy mẫu máu.
  • Bước 3: Bác sĩ đưa một kim tiêm gắn vào ống tiêm hoặc ống chứa đặc biệt vào tĩnh mạch. Ống tiêm được sử dụng để rút mẫu máu. Bạn có thể cảm thấy ngứa hoặc châm chích khi kim đi vào, nhưng không gây đau đớn.
  • Bước 4: Khi lấy mẫu xong, kim tiêm sẽ được rút ra. Bác sĩ, y tá áp một miếng bông chặt trên da một vài phút.
  • Bước 5: Băng vết thương nhỏ để giữ cho nó sạch sẽ.
  • Bước 6: Sau khi lấy máu, mẫu máu được đưa vào chai có dán nhãn tên và chi tiết của bạn. Sau đó, mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc thử nghiệm với hóa chất, tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra.

Với đội ngũ Bác sĩ từng làm việc tại bệnh viện lớn có kĩ năng chuyên môn cao sẽ tư vấn kiến thức về y học một cách cần thiết và chuẩn xác. Phòng khám đa khoa SIM MED là phòng khám trong hệ thống y tế của SIM GROUP, với các chuyên khoa:

  • Khoa Tai mũi họng
  • Khoa Sản - Phụ
  • Khoa Nhi
  • Khoa Nội
  • Khoa Ngoại
  • Tiêm chủng vắc xin cho trẻ em và người lớn
  • Bác sĩ gia đình
  • Khám sức khoẻ tổng quát
  • Xét nghiệm & Xét nghiệm gen
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm & X quang

 

4GÓI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED

a. Gói khám sức khỏe chuyên cho nhi:

  • Gói khám tư vấn khắc phục biếng ăn
  • Khám - tư vấn - thiết kế thực đơn dinh dưỡng
  • Gói suy dinh dưỡng
  • Gói khám tư vấn phục hồi dinh dưỡng toàn diện
  • Gói khám béo phì
  • Gói khám dậy thì sớm dành cho bé trai
  • Gói khám dậy thì sớm dành cho bé gái
  • Gói đánh giá phát triển chiều cao dành cho bé trai
  • Gói đánh giá phát triển chiều cao dành cho bé gái
  • Gói tổng quát chuyên sâu cho trẻ

Ngoài ra nếu người thân gia đình bạn có người bị ung thư, chúng tôi khuyên bạn nên xét nghiệm gen tầm soát ung thư di truyền oncosure & oncosure plus giúp phát hiện đến 19 loại ung thư di truyền. Sau đây là các gói khám tại phòng khám đa khoa SIM MED:

b. Gói khám thai:

  • Gói toàn diện thai kỳ từ 6 - 40 tuần (tiết kiệm lên đến 15%)
  • Gói giữa thai kỳ từ 18 - 40 tuần (tiết kiệm lên đến 10%)
  • Gói cuối thai kỳ từ 26 - 40 tuần (tiết kiệm lên đến 10%)

 

c. Gói khám sức khỏe chuyên cho Nam:

  • Gói khám sức khỏe cơ bản dành cho nam
  • Gói khám sức khoẻ nâng cao dành cho nam
  • Gói khám sức khỏe chuyên sâu dành cho nam. Gói bao gồm các tầm soát dấu ấn ung thư cho Nam.

d. Gói khám sức khỏe chuyên cho Nữ:

  • Gói khám sức khỏe cơ bản dành cho nữ
  • Gói khám sức khoẻ nâng cao dành cho nữ
  • Gói khám sức khỏe chuyên sâu dành cho nữ. Gói bao gồm các tầm soát dấu ấn ung thư cho Nữ.
  • Gói khám canh noãn (cho 3 lần đặt noãn)
  • Gói khám phụ khoa chuyên sâu cho nữ (bao gồm các tầm soát ung thư cổ tử cung)
  • Gói khám tiền Sinh Sản Nữ

 

Hy vọng với bài viết trên, SIM MED sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo tìm kiếm một phòng khám đa khoa quận Tân Phú uy tín, với dịch vụ tốt và giá cả hợp. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe, hãy để SIM MED đồng hành cùng bạn.

Khám bệnh tại SIM Med

 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Nhãn, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức