Thực trạng và cập nhật ung thư tại Việt Nam


Thực trạng và cập nhật ung thư tại Việt Nam
1. TÌNH HÌNH MẮC UNG THƯ Ở THẾ GIỚI
Theo WHO, năm 2008 thế giới có 12,6 triệu người mắc ung thư, trong đó có 7,5 triệu người tử vong. Năm 2015, có khoảng 90,5 triệu người bị ung thư. Mỗi năm có 14,1 triệu mới mắc, trong đó tử vong do ung thư lên đến 8,8 triệu (15,7%). Tính riêng ở Mỹ và các nước phát triển, tử vong do ung thư chiếm khoảng 25% và khoảng 0,5% dân số được chẩn đoán ung thư hàng năm.
- Hiện nay, toàn cầu có 23 triệu người đang mắc ung thư và có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong mỗi năm.
- Trong các loại ung thư, ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (12,4%), sau đó là ung thư dạ dày, vú, đại trực tràng, gan, tiền liệt tuyến, cổ tử cung.
- Riêng Ung thư phổi: nam giới có tỷ lệ mắc cao nhất ở Đông Âu (Tỷ lệ: 53,5/100.000 người) và ở Đông Nam Á (Tỷ lệ: 50,5/100.000 người), nữ giới có tỉ lệ mắc cao nhất ở Bắc Mỹ (Tỷ lệ: 33,8/100.000 người) và Bắc Âu (23,7/100.000).
- Việt Nam cũng là một trong số nước có tỷ lệ mắc ung thư cao trên thế giới (thuộc nhóm 2).
2. TÌNH HÌNH MẮC UNG THƯ Ở VIỆT NAM
Bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng. Theo Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, tại Việt Nam, ung thư mắc mới tăng từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào năm 2020.
Mỗi năm ở VN có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày. WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 trên bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Việt Nam ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 dân, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turkmenistan.
- Ở nam giới, ung thư phổi có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, tiếp theo là dạ dày, gan, đại trực tràng.
- Ở nữ giới: ca vú, dạ dày, phổi.
Các ca phổi ở đàn ông Việt tương đương Trung Quốc, Hàn Quốc. Tuy nhiên, ung thư phổi ở nữ đang tăng lên do hút thuốc lá thụ động (do khói thuốc lá).
3. MỘT SỐ LOẠI UNG THƯ HAY GẶP
2.1 Ung thư phổi
Là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chiếm khoảng 12,4% các loại ung thư. Năm 2000, số bệnh nhân bị ung thư phổi là 6.905 trường hợp. Đến 2013, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi đã tăng lên gấp 4 lần.
Mỗi năm có khoảng 20.000 bệnh nhân ung thư phổi, trong đó có đến 17.000 ca tử vong. Trong số các bệnh nhân ung thư phổi nhập viện, 62,5% bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật để cứu chữa.
Tỉ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới cao hơn so với nữ giới. với tỉ lệ khoảng 29,6/100.000 người (nam) và 7,3/100.000 ( nữ). Hà Nội, trong 100.000 người dân thì có đến 40 người mắc bệnh ung thư phổi. ở TP Hồ Chí Minh là 30/100.000 người. Tỷ lệ sống thêm 5 năm khi mắc bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ vào khoảng 6%. Ung thư phổi không tế bào nhỏ vào khoảng 18%.
2.2 Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là loại ung thư đứng thứ 4 sau các bệnh ung thư phổi, vú, đại trực tràng. Ở nam giới, tỷ lệ ung thư dạ dày xếp thứ 2 sau nhóm ca phổi. Ở nữ giới, tỷ lệ ung thư dạ dày cũng xếp thứ 2 sau ung thư vú.
Tỉ lệ tử vong ung thư dạ dày là 10,4%, đứng sau ung thư phổi phổi (17,8%). Mỗi năm có thêm 15.000 – 20.000 ca mới. Đến 75% bệnh nhân ung thư dạ dày đi khám thì bệnh đã ở đến giai đoạn cuối.
2.3. Ung thư gan
Việt Nam tỷ lệ ca mắc mới ung thư gan cao nhất Thế giới, hơn 10.000 trường hợp hàng năm năm. Tỷ lệ tử vong trung bình mỗi năm hơn 20.000 trường hợp.
90% bệnh nhân có u gan bị viêm gan B hoặc C.
4. CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Theo thống kê , tổng chi phí 6 loại ung thư phổ biến: Vú, gan, đại tràng, khoang miệng, cổ tử cung và dạ dày lên tới 26.000 tỷ đồng, chiếm 0,22% GDP của Việt Nam năm 2012. Cũng kết quả điều tra năm 2012: mỗi bệnh nhân ung thư phải chi 200 triệu đồng cho điều trị trực tiếp và gián tiếp liên quan đến bệnh ung thư.
Khoảng 1/3 bệnh nhân không đủ tiền mua thuốc sau 1 năm phát hiện bệnh. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị thường ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn, tốn kém và hiệu quả điều trị không cao (ung thư gan, tỷ lệ khám và điều trị bệnh muộn lên tới 87,8%, ung thư phổi 84,3%).
5. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG UNG THƯ
Để phòng chống căn bệnh nan y đang đe dọa cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam, về phía các cơ sở y tế, cùng với sự tiến bộ nói chung của nền y học thế giới và Việt Nam, trình độ và kỹ thuật phát triển đã giúp tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị ung thư hiệu quả đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, Với điều kiện hiện nay ở Việt Nam, khi kết hợp cùng lúc 4 hướng: Phòng bệnh - Phát hiện sớm - Tăng cường chẩn đoán điều trị - Chăm sóc giảm nhẹ.
Tỉ lệ chữa khỏi ung thư có nhích lên nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển:
- Cần có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ y tế, các Bộ, ngành về phòng chống ung thư: ô nhiễm môi trường (khói, bụi, hóa chất độc hại), an toàn thực phẩm, an toàn nguồn nước....
- Thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống ung thư, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền từ y tế cơ sở về không hút thuốc lá, các triệu chứng sớm của ung thư..
- Bảo hiểm y tế cần hỗ trợ chi phí các xét nghiệm chẩn đoán, các kỹ thuật cao điều trị và các thuốc điều trị mới, nhất là điều trị đích..
- Các cơ sở y tế: cần nâng cao chất lượng điều trị, áp dụng các tiến bộ trong điều trị (điều trị bảo tồn, xạ trị bằng máy gia tốc, sử dụng các thuốc mới hợp lý, điều trị miễn dịch, chăm sóc giảm nhẹ). Nâng cao trình độ nhân viên y tế, cập nhật kiến thức mới về chẩn đoán và điều trị ung thư..
- Tầm soát ung thư: phải thường xuyên và đúng cách mới có hiệu quả: cần khám sức khỏe, xét nghiệm các Marker ung thư định kỳ 6 tháng, 1 năm/lần. Chụp CLVT lồng ngực định kỳ, siêu âm ổ bụng..
- Tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp phòng chống ung thư: Không hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc, ăn nhiều chất xơ, tránh béo phì, luyện tập thể dục, thể thao, hạn chế rượu bia và các loại thức ăn chứa chất sinh ung thư, tăng cường sử dụng thực phẩm phòng chống ung thư, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt buổi trưa, tránh căng thẳng, stress, khám sức khỏe định kỳ tiêm phòng viêm gan B, C và tiêm phòng HPV.