Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

NGUY CƠ DỊCH THỦY ĐẬU

nguy-co-dich-thuy-dau

NGUY CƠ DỊCH THỦY ĐẬU

Thủy Đậu hay còn gọi là Trái Rạ là bệnh do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng tăng cao vào mùa Xuân, đỉnh điểm là tháng 5 – 6 do độ ẩm trong không khí cao, thuận lợi cho virus phát tán.Tại Tp Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhiệt Đới cho biết số ca khám và nhập viện vì mắc thủy đậu đang gia tăng so với cùng kỳ năm 2022, cần phải cẩn thận đề phòng. Đến với khoa nhi phòng khám SIM Med bác sĩ sẽ tư vấn, khám & điều trị nếu cần.

 

1
NGUY CƠ DỊCH THỦY ĐẬU

a. Tuổi nào có thể mắc Thủy Đậu?

Mọi độ tuổi đều có thể mắc Thủy Đậu nhưng trẻ em là dễ bị lây bệnh nhất. Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2018, có hơn 31.000 trường hợp mắc Thủy Đậu, trong đó trẻ em 2 - 7 tuổi chiếm tỷ lệ đến 90%. Nguyên nhân là do sức đề kháng của các em còn kém và dễ bị lây nhiễm khi tiếp xúc, vui chơi cùng bạn.
Những người lớn bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền như Tăng huyết áp, Đái tháo đường….cũng là các đối tượng dễ mắc bệnh Thủy Đậu.
 

b. Bệnh Thủy Đậu có lây không?

Bệnh Thủy Đậu lây lan rất nhanh và khó kiểm soát, thông qua các con đường:
  • Đường hô hấp: Khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho … thì các siêu vi VZV theo nước bọt bắn ra thành bụi gây lây nhiễm cho người hít phải bụi đó.
  • Thông qua tiếp xúc: Những bọng nước trên da khi vỡ ra sẽ gây lây nhiễm xung quanh qua tiếp xúc trên da, đồ vật, … của người bệnh.
  • Từ mẹ truyền sang con: Nếu mẹ bị mắc thủy đậu khi mang thai có thể truyền sang con thông qua nhau thai hoặc lây nhiễm sau khi đã sinh nở.
Virus thủy đậu có thể phát tán trước khi phát hiện bệnh – thời gian ủ bệnh từ 2 đến 3 tuần và cả sau bệnh vì virus tồn tại trong vùng hầu, họng của người bệnh đến 3 tuần sau khi hết bệnh.

c. Bệnh Thủy Đậu có nguy hiểm không?

Bệnh Thủy đậu là bệnh lành tính, kể cả những mụn nước cũng không để lại sẹo trên da. Tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, đúng cách thì người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng:
  • Nhiễm trùng gây lở loét da và có thể để lại sẹo xấu trên da.
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm phổi, viêm thận cấp
  • Viêm màng não, viêm não làm để lại di chứng như điếc, động kinh,... thậm chí gây tử vong
  • Bệnh đặc biệt nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi: gây nguy cơ viêm phổi ở người mẹ và tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật hoặc tử vong ở thai nhi

 

d. Triệu chứng bệnh Thủy Đậu ra sao?

Trong vòng 10 -14 ngày sau khi nhiễm VZV sẽ xuất hiện mụn nước nhỏ (nốt thủy đậu), màu trong và mụn phát triển nhanh trong vòng 24 giờ.
  • Với trẻ nhỏ sẽ kèm theo sốt nhẹ, bỏ ăn
  • Với trẻ lớn và người lớn thì có thể bị sốt cao, đau cơ, đau đầu, nôn ói, rất mệt mỏi
Khi các mụn trên da phồng lớn hơn và chuyển màu đục là do mụn bị nhiễm khuẩn gây mủ, đây là lúc xuất hiện biến chứng. Lúc này cần theo dõi sát sao và đến ngay cơ sở y tế nếu có bất thường.
 

e. Người nhiễm bệnh Thủy Đậu nên làm gì?

  • Tham vấn bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị bệnh Thủy Đậu kịp thời nhằm ngăn các biến chứng đáng tiếc. Việc điều trị sẽ hiệu quả cao khi người bệnh được hỗ trợ trong vòng 48 tiếng sau khi phát bệnh
  • Tránh cọ xát mạnh làm vỡ các mụn nước
  • Làm sạch da và giữ vệ sinh thân thể bằng các dung dịch sát khuẩn
  • Thay quần áo nhiều lần trong ngày
  • Cắt ngắn móng tay và giữ tay sạch
  • Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng để tăng sức đề kháng
  • Tránh tiếp xúc qua da và đeo khẩu trang khi giao tiếp
Người nhiễm bệnh thuỷ đậu

2
VACCINE PHÒNG NGỪA THỦY ĐẬU

 
Bệnh Thủy Đậu – Trái Rạ đang bước vào mùa đỉnh dịch hàng năm từ tháng 5 đến tháng 6. Tuy là loại bệnh lành tính nhưng với những đối tượng có miễn dịch kém: Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền,… vẫn có thể bị biến chứng và sẽ để lại di chứng nặng nề thậm chí có thể tử vong.
 

a. Có Phòng Ngừa được bệnh Thủy Đậu không?

Từ năm 1972 đã có vaccine phòng ngừa Thủy Đậu, vaccine Thủy Đậu đã được thêm vào lịch tiêm chủng cho trẻ em vào năm 1995 và việc áp dụng tiêm liều tăng cường đã được thực hiện vào năm 2006.
  • Vaccine có tỷ lệ phòng ngừa Thủy Đậu với tỷ lệ lên đến 90%, tuy nhiên vẫn có nguy cơ tái nhiễm đối với những ai chỉ mới tiêm 1 mũi. Vì thế cách phòng ngừa bệnh Thủy Đậu hiệu quả nhất là tuân thủ đầy đủ lịch tiêm chủng Vaccine.
  • Cần tuân thủ quy trình giữ vệ sinh môi trường học đường, tránh lây nhiễm chéo trong học sinh.

b. Vaccine Varivax tiêm cho đối tượng nào?

Vaccine Varivax của Mỹ đã được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng ngừa bệnh Thủy Đậu ở trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch phòng bệnh.
Đối với:
  • Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi - Mũi 1: Lúc 12 tháng; Mũi 2: Trong khoảng 4 – 6 tuổi
  • Trẻ từ 13 tuổi và người lớn - Mũi 1: Tại thời điểm được tư vấn tiêm; Mũi 2: Cách mũi 1 từ 4 – 8 tuần
  • Phụ nữ có kế hoạch có thai - Hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tối thiểu 3 tháng
  • Sau khi đưa vào cơ thể, vaccine Thủy Đậu cần 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, trẻ em và người lớn chưa có miễn dịch nên tiêm phòng Thủy Đậu trước mùa dịch tối thiểu 1 tháng.

Bác sĩ  CKI Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm

c. Vaccine Thủy Đậu có tác dụng trong bao lâu?

Hiện tại chưa có y văn nào xác định được thời gian tác dụng của vaccine Thủy Đậu, nhưng theo một số nghiên cứu thì thời gian có hiệu quả phòng ngừa là trong khoảng 10 - 20 năm. Sau thời gian này thì nên tiêm nhắc lại – tiêm liều tăng cường để phòng ngừa Thủy Đậu hiệu quả hơn.
 

d. Tiêm Vaccine Thủy Đậu có tác dụng phụ gì?

Các tác dụng phụ có thể xuất hiện khi tiêm vaccine Thủy Đậu:
  • Đỏ và sưng xung quanh chỗ tiêm
  • Đau nhức cơ
  • Sốt nhẹ và có thể phát ban nhẹ trên da khoảng 2 tuần sau tiêm
  • Ho, đau họng, chảy mũi, đau đầu
  • Buồn nôn, mệt mỏi
  • Tiêu chảy
Lịch tiêm chủng thuỷ đậu
 
Những trường hợp bị tác dụng phụ nặng như sốc phản vệ, phát ban nặng là rất hiếm, tuy nhiên nếu thấy xuất hiện tác dụng phụ như sốt, mệt mỏi, phát ban,… thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và theo dõi. Tại Phòng khám nhi khoa SIM Med, chúng tôi có vaccine Varivax và các bác sĩ Nhi khoa, bác sĩ Nội khoa nhiều kinh nghiệm điều trị, tư vấn tiêm ngừa Thủy Đậu. Để nhận thông tin về dịch vụ tiêm Vaccine cho trẻ hoặc người lớn.
 
 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức