Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

PHÒNG TRÁNH CHO TRẺ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

phong-tranh-cho-tre-cac-benh-thuong-gap

PHÒNG TRÁNH CHO TRẺ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

Trường học không chỉ là nơi trẻ được học tập, vui chơi, mà còn là nơi giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm và kiến thức hữu ích về cuộc sống. Tuy nhiên, trẻ nhỏ đi học thường rất hay bị các bệnh truyền nhiễm, một phần do sức đề kháng các bé còn yếu, một phần do trường học cũng là môi trường tập thể, nên ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh. Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi… đang bắt đầu “vào mùa” và đe dọa đến sức khỏe của trẻ. Ngoài việc bình tĩnh nhận diện đúng những triệu chứng của bệnh, đưa trẻ đi khám kịp thời, ba mẹ cũng cần lưu tâm đến các biện pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm này, để bé yêu được bảo vệ và chăm sóc một cách toàn diện nhất.

 

1NHỮNG BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP GIÚP BA MẸ NHẬN DIỆN ĐÚNG CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

a. BỆNH SỞI:

  • Bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch
  • Đối tượng dễ mắc bệnh sởi thường là trẻ nhỏ và người có miễn dịch kém
  • Lây từ người sang người qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện…
  • Có thể dẫn đến các biến chứng: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm não,…và có thể dẫn đến tử vong
  • Triệu chứng nghi ngờ: sốt, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng, đỏ mắt, phát ban
  • Triệu chứng cần đưa trẻ đến khám ngay: sốt cao liên tục, đừ, ho nhiều, thở mệt, đau tai, nhức đầu, quấy khóc nhiều, co giật, phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

b. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:

  • Bệnh xảy ra quanh năm, thường vào mùa mưa, lan truyền do muỗi vằn
  • Mọi người đều có thể mắc bệnh, lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 4-7 tuổi
  • Triệu chứng: sốt cao liên tục 2-3 ngày, có thể không đáp ứng với thuốc hạ sốt, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, đau sau hốc mắt, xuất huyết da niêm. Khoảng 3-4 ngày đầu có triệu chứng giống như cảm sốt thông thường, sau đó, có thể lành bệnh tự nhiên hoặc có thể trở nặng.
  • Dấu hiệu nhận biết bệnh trở nặng: bệnh sốt xuất huyết thường trở nặng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 kể từ khi bắt đầu sốt, với các biểu hiện: thân nhiệt hạ đột ngột xuống nhiệt độ bình thường nhưng vẫn lừ đừ, bứt rứt, tay chân lạnh, tiểu ít, chảy máu cam, ói ra máu, đi tiêu phân đen…

c. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG:

  • Bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột gây ra
  • Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
  • Lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (ví dụ qua bóng nước), qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi, tiếp xúc với đồ vật mà người bệnh cầm vào, tiếp xúc với phân của người bệnh.
  • Triệu chứng nghi ngờ: Sốt đau họng, khó chịu, biếng ăn. Sau 1-2 ngày xuất hiện những vết loét trong miệng, hồng ban lòng bàn tay, bàn chân. Các hồng ban cũng có thể xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, mông và vùng sinh dục. 
  • Triệu chứng cần đi khám ngay: sốt cao không hạ, đừ, thở mệt, tim nhanh, ói nhiều, giật mình chới với, yếu tay chân, đi đứng loạng choạng.

2CÁCH PHÒNG NGỪA HỮU HIỆU NHÁT CHO CON TRONG MÙA DỊCH BỆNH CHÍNH LÀ:

  • Rửa tay thường xuyên với nước và xà bông.
  • Tiêm ngừa vaccine đầy đủ.
  • Hạn chế đến khu vui chơi, chỗ đông người.
  • Chỉ nên đưa con đến trường hoặc những nơi công cộng khi con hoàn toàn khỏi bệnh nhằm hạn chế lây lan cho các bé khác.

ĐỐI VỚI BỆNH SỞI:

  • Tiêm vaccin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất: Theo chương trình tiêm chủng quốc gia, trẻ cần tiêm mũi thứ 1 ngay từ 9 tháng tuổi, tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc 18 tháng (vắc xin chứa thành phần sởi và rubella). Bên cạnh đó, khi trẻ đến 12 tháng, bố mẹ cũng cần bổ sung thêm mũi vắc xin phối hợp Sởi – Quai bị – Rubella để trẻ có thể được bảo vệ khỏi 3 bệnh này.
  • Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc sởi.
  • Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày, rửa tay thường xuyên với nước và xà bông.
  • Tránh tối đa việc dụi mắt, mũi. Vệ sinh mắt, mũi hàng ngày
  • Khi phát hiện trẻ có tiếp xúc với nguồn lây bệnh nên cách ly trẻ từ ngày thứ 7 sau khi tiếp xúc đến ngày thứ 5 sau khi xuất hiện ban sởi bởi giai đoạn này là giai đoạn lây lan mạnh.

ĐỐI VỚI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa: để đồ đạc gọn gang, quét dọn sạch sẽ, khô thoáng, thay nước bình hoa mỗi ngày, tránh để nhiều đồ vật chồng lên nhau, nhất là đồ bằng vải, dễ thấm nước, đậy kín các vật dụng chứa nước
  • Diệt mũi trong nhà
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể
  • Phòng tránh muỗi đốt: mặc áo dài tay, ngủ màn, có thể sử dụng dung dịch xịt chống muỗi
  • Bổ sung vitamin

ĐỐI VỚI BỆNH TAY CHÂN MIỆNG:

  • Rửa tay thường xuyên với xà bông
  • Làm sạch dụng cụ, đồ chơi; luôn lau dọn nhà cửa, trường học sạch sẽ
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh
  • Cho trẻ ở nhà cho đến khi khỏi bệnh
  • Hạn chế đưa tay lên mặt
  • Che miệng khi ho, hắt hơi
  • Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng

BÁC SĨ CK I NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKI Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức