Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

SỐT SIÊU VI Ở TRẺ SỐT SIÊU VI LÀ GÌ?

sot-sieu-vi-o-tre-sot-sieu-vi-la-gi

SỐT SIÊU VI Ở TRẺ SỐT SIÊU VI LÀ GÌ?

Sốt siêu vi là thuật ngữ nói chung những trường hợp sốt do bị nhiễm các loại virus khác nhau. Phần lớn sốt siêu vi không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài ngày uống thuốc. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân bị sốt cao tiến triển nhanh chóng, người bệnh cần nhập viện theo dõi, nếu chậm trễ có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là trẻ nhỏ. Sốt siêu vi hay còn được gọi với tên khác là nhiễm virus (nhiễm siêu vi), chính là tình trạng sốt do bị nhiễm phải các loại virus khác nhau. Đây là một loại bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu.

1
SIÊU VI LÀ CON GÌ?

  • Siêu vi (hay còn gọi là virus) có cấu trúc đơn giản và virus có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều. Nhưng đặc biệt siêu vi (virus) không thể sống lâu ở môi trường bên ngoài, Virus siêu vi chúng phải xâm nhập vào cơ thể của con người hay động vật để phát triển, sinh sản và gây bệnh.
  • Có rất nhiều loại virus có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sốt siêu vi, trong đó điển hình nhất là virus Rhinovirus, Adenovirus, Enterovirus, Coronavirus, Virus cúm,…
  • Sốt siêu vi thường gặp vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây nên sốt. Bệnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày rồi sau đó tự khỏi, thường không nguy hiểm nhiều. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan, bởi vì có 1 số virus khi nhiễm vào thường có diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

 

2
NHIỄM SIÊU VI LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh sốt siêu vi có thể lây từ người sang người, chủ yếu lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, thông qua các hoạt động như ăn uống, giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay dịch mũi của bệnh nhân. Đa phần virus lây truyền qua dịch tiết được bắn ra khi nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi, ho. Cũng chính vì vậy mà virus có thể lây lan và bùng phát thành dịch bệnh một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua các vật dụng ở nơi công cộng như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, hay cầm nắm đồ chơi đối với trẻ em. Những vật dụng có thể dính dịch tiết có chứa virus gây nên bệnh, khi chúng ta vô tình chạm phải sẽ bị lây nhiễm bệnh.

 

3
KHI BỊ SỐT SIÊU VI, TRẺ SẼ CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN GÌ?

  • Khi bị sốt siêu vi trẻ nhỏ sẽ có các biểu hiện chung như:
  • Biểu hiện Sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 39 - 40 độ C, trẻ bị sốt có thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng.
  • Biểu hiện ho, sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi.
  • Biểu hiện cơ thể cảm thấy người mệt mỏi, chán ăn.
  • Biểu hiện ở trẻ nhỏ thường sẽ quấy khóc nhiều, bỏ bú.
  • Dấu hiệu ở trẻ lớn thường kêu đau đầu, đau ở hai bên thái dương và sau gáy.
  • Ngoài các dấu hiệu chung như trên, tùy theo loại siêu vi mà trẻ nhiễm phải sẽ có thêm các triệu chứng đặc trưng khác như:
  • Dấu hiệu trẻ bị chảy nước mắt, có ghèn, mắt đỏ và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Dấu hiệu trẻ bị đau bụng, nôn ói, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Dấu hiệu trẻ có thể bị chảy máu mũi, xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng...
  • Dấu hiệu trẻ có thể bị nổi ban hoặc bọng nước. Ban thường xuất hiện sau khi dấu hiệu sốt đã giảm, ở giai đoạn bắt đầu hồi phục.
  • Các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi, cho trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu sau:
  • Dấu hiệu trẻ sốt cao liên tục trên 2 ngày, kèm theo hiện tượng run rẩy bất thường, lạnh chân tay.
  • Dấu hiệu trẻ có biểu hiện lơ mơ hoặc ngủ nhiều li bì, khó đánh thức.
  • Dấu hiệu trẻ có biểu hiện tím tái, thở mệt.
  • Toàn thân trẻ nhỏ phát ban.
  • Trẻ nhỏ bị đau bụng, nôn ói nhiều.
  • Dấu hiệu trẻ bị đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen.
  • Dấu hiệu Trẻ hay bị giật mình, hoảng hốt.

 

4 SỐT SIÊU VI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Cho đến nay, bệnh lý sốt siêu vi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, đề phòng các biến chứng và tăng cường sức đề kháng.

  • Cần phải kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ nhỏ thường xuyên. Khi trẻ sốt cao trên 38 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của y bác sĩ
  • Có thể được dùng một số thuốc giảm ho, giảm sổ mũi, chống dị ứng nếu các biểu hiện viêm mũi họng nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn chứ không tiêu diệt siêu vi. Do đó, nếu trẻ nhỏ được chẩn đoán là sốt siêu vi thì không cần dùng kháng sinh để điều trị. Trong bệnh sốt siêu vi, kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn, mà chủ yếu là ở đường hô hấp như tai mũi họng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên được sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sốt siêu vi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

5
CHA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỐT SIÊU VI?

  • Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở trong phòng yên tĩnh, thoáng mát.
  • Nên mặc các dạng quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi.
  • Khi trẻ sốt cao sẽ bị mất nước, rối loạn điện giải, vì vậy cần cho trẻ nhỏ uống nhiều nước.
  • Cho trẻ nhỏ uống thêm các loại nước ép hoa quả có chứa nhiều vitamin C như nước cam để tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
  • Cho trẻ nhỏ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo, súp. Không nên bắt trẻ nhỏ ăn quá nhiều trong 1 bữa, mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như môi trường sống xung quanh cho thoáng mát, sạch sẽ, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh.
  • Mỗi người cần tự phải giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với trẻ nhỏ cần hạn chế cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng.
  • Mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ cần được tiêm phòng đầy đủ.
  • Không nên tiếp xúc với người đang bị bệnh, không nên đi đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh lưu hành.
  • Khi sổ mũi, hắt hơi, ho mọi người nên dùng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng lại. Người lớn cũng cần hướng dẫn cho trẻ cần thực hiện điều này.

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ KHOA NHI - TƯ VẤN CHỦNG NGỪA

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có nhiều cơ hội học tập kiến thức y khoa cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ nhỏ tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ Linh có kinh nghiệm trong chẩn đoán dấu hiệu và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ nhỏ như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Viêm kết mạc, Nhiễm trùng tiểu..

Tại Khoa nhi SIM MED, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán bệnh lý và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ nhỏ, bệnh lý Tuyến giáp, Béo phì, Dậy thì sớm, ... cũng như tư vấn lịch tiêm chủng ngừa và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Linh với gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về khám Khoa nhi & tư vấn lịch tiêm ngừa cho trẻ

BÁC SĨ chuyên khoa i NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm Khám khoa Nhi - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược TPHCM và có nhiều cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên khám nhi về các bệnh lý của trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ Phương có kinh nghiệm trong chẩn đoán thăm khám nhi và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ nhỏ như: sốt, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý hô hấp, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt tại Khoa nhi SIM MED Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng cho trẻ, thiết kế thực đơn cho các bệnh trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, dậy thì, tiền dậy thì


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khám bệnh Nhi khoa

6GÓI KHÁM NHI KHOA TẠI SIM MED

Gói khám sức khỏe chuyên cho nhi tại SIM MED:

  • Gói sức khoẻ khám tư vấn khắc phục biếng ăn cho trẻ
  • Gói khám sức khoẻ - tư vấn - thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho trẻ
  • Gói khám sức khoẻ cho trẻ bị suy dinh dưỡng
  • Gói khám sức khoẻ tư vấn phục hồi dinh dưỡng toàn diện cho trẻ
  • Gói khám sức khoẻ cho trẻ bị béo phì
  • Gói khám dành riêng cho bé trai bị dậy thì sớm
  • Gói khám dành riêng cho bé gái bị dậy thì sớm
  • Gói khám dành cho bé trai về đánh giá phát triển chiều cao
  • Gói khám dành cho bé gái về đánh giá phát triển chiều cao
  • Gói khám sức khoẻ tổng quát chuyên sâu cho trẻ

Lưu ý: nếu người thân gia đình bạn có người thân bị ung thư, chúng tôi khuyên bạn nên xét nghiệm gen tầm soát ung thư di truyền oncosure & oncosure plus giúp phát hiện sớm đến 19 loại ung thư di truyền.

Xem nội dung Sốt siêu vi ở trẻ sốt siêu vi là gì? tại link: https://simmed.vn/tin-tuc/tin-tuc-nhi/sot-sieu-vi-o-tre-sot-sieu-vi-la-gi
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: từ 7h30 đến 17h00 hàng ngày (từ Thứ 2 đến Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Ngoại, Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp, Xét nghiệm
Địa chỉ: tại Tòa nhà Richstar 2-RS5, số 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức