TRẺ BỊ CÔN TRÙNG CẮN PHẢI LÀM SAO?


TRẺ BỊ CÔN TRÙNG CẮN PHẢI LÀM SAO?
1
Côn trùng cắn hoặc đốt gây bệnh như thế nào?
- Côn trùng khi cắn hoặc đốt sẽ lây truyền máu từ động vật hoặc người khác mà chúng cắn đưa sang bạn. Điều đó có nghĩa là chúng có thể làm cho bạn bị nhiễm một số bệnh , muỗi và ve có thể mang một vài bệnh nhiễm trùng.
- Còn những côn trùng như ong , bắp cày, kiến lửa thường không mang mầm bệnh. Nhưng chúng có thể tiêm nọc độc vào người bạn và gây kích ứng da của bạn. Hơn nữa, bị côn trùng cắn hoặc đốt có thể gây tử vong cho những người dị ứng với nọc độc của chúng.
2 Cần làm gì khi bị ong, bắp cày, kiến lửa cắn?
Nếu bạn bị ong hoặc bắp cày cắn, nhanh chóng đưa vòi ra khỏi da bạn nếu nó vẫn còn ở đó. Nếu bạn bị đốt bởi kiến lửa, diệt kiến ngay khi cảm thấy bị chích.
Một vài người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với côn trùng cắn gọi là phản vệ, phải gọi cấp cứu ngay nếu sau khi bị côn trùng cắn hoặc đốt nếu bạn đột ngột có biểu hiện sau:
- Khó thở, trở nên khàn giọng hoặc bắt đầu khò khè
- Bắt đầu sưng, đặc biệt quanh mặt,mí mắt, tai, miệng, tay hoặc chân
- Co thắt bụng, buồn nôn,nôn hoặc tiêu chảy
- Chóng mặt hoặc bất tỉnh.
3
Những phản ứng bình thường với côn trùng cắn là gì?
Vết côn trùng cắn có thể gây vùng xung quanh vết chích sưng lên, chuyển sang màu đỏ, đau và cảm thấy nóng.
Để điều trị cơn đau và sưng quanh khu vực bị chích, bạn có thể:
- Rửa khu vực bị chích với xà bông và nước mát
- Giữ sạch vùng bị chích và cố gắng không làm trầy xước nó
- Đặt khăn lạnh ẩm lên khu vực bị chích
- Dùng thuốc chống ngứa
- Dùng thuốc giảm đau để giảm đau như ibuprofen,acetaminophen
- Nếu vết chích tiếp tục lan rộng, bị đỏ và trở nên ẩm ướt có thể phải sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để phòng nhiễm trùng thì bạn cần tới gặp bác sĩ.
Trong trường hợp vết chích lan rộng: sử dụng kháng histamin đường uống, thuốc mỡ hydrocortisone 1%, dùng 4 lần/ngày. Các phản ứng lan rộng luôn được theo dõi bởi bác sĩ vì nguy cơ sưng có thể làm giảm máu tới các nơi khác.
Sốc phản vệ : nếu có triệu chứng sốc phản vệ phải gọi cấp cứu ngay, nếu có sẵn epinephrine nên tiêm một liều ngay. Nếu người đó còn tỉnh táo có thể nuốt thì nên uống kháng antihistamin trong khi chờ đợi hỗ trợ cấp cứu như: diphenhydramine, cetirizine. Bất cứ ai sốc phản vệ nên được đánh giá bởi bác sĩ dị ứng để được cung cấp mũi tiêm giải mẫn cảm làm giảm nguy cơ phản vệ khác nếu bị đốt lần nữa.
4
Trẻ bị bọ ve cắn phải làm sao?
- Bọ ve được tìm thấy trên cỏ và trên bụi cây và có thể bám vào những người đi ngang qua. Một loại ve có thể gây bệnh Lyme.
- Nếu bạn bị bọ ve cắn, hãy gỡ chúng ra khỏi da nhẹ nhàng bằng nhíp. Bạn có thể giữ nó bằng cách niêm phong trong một miếng băng rõ ràng.
- Nếu bạn không thể giữ lại chúng hãy cố gắng nhớ màu sắc và kích cỡ của nó. Nó sẽ giúp bác sĩ tìm ra nếu đó là loại ve gây bệnh Lyme.
- Hãy tới gặp bác sĩ nếu bạn không thể lấy nó ra khỏi con bạn.
- Bác sĩ sẽ quyết định con bạn có cần dùng kháng sinh để ngăn ngừa bệnh Lyme hay không. Bác sĩ chỉ khuyên dùng kháng sinh ngăn ngừa bệnh Lyme trong một vài tình huống ,nó phụ thuộc vào tuổi của con bạn, nơi bạn sống, loại ve nào và thời gian gắn bó.
5 Giúp trẻ tránh bị côn trùng chích hoặc cắn
- Mang giày,áo sơ mi dài tay và quần dài khi ra ngoài. Nếu bạn lo lắng về ve hãy nhét quần vào tất và mặc quần sáng màu vì thế bạn có thể nhận ra bất kì con bọ nào dính trên bạn
- Mang bình xịt côn trùng
- Ở trong nhà lúc bình minh và hoàng hôn, khi muỗi hoạt động nhiều nhất
- Xả các khu vực nước đọng gần nhà như: bể, lu, xô vì muỗi sinh sản trong nước đọng
- Bọc đồ ăn thức uống khi bạn ở bên ngoài.
- Nếu bạn thấy côn trùng chích thì hãy giữ bình tĩnh và lùi lại từ từ.
- Nếu bạn sông khu vực có kiến lửa, tránh giẫm lên gò kiến.
BÁC SĨ CK II NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG
Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..
Tại Phòng khám đa khoa SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.
Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP & BV Nhi đồng 1
BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...
Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi
HÃY ĐẶT LỊCH HẸN NGAY với các Bác sĩ chuyên khoa Nhi của SIM MED để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng không mong muốn. Hotline tư vấn và đặt hẹn: 1900 25 25 35, Hoặc INBOX ngay cho SIM MED để được hỗ trợ nhanh chóng!