Alternate Text
Tin tức nội khoa
Tin tức nội khoa

XÉT NGHIỆM AFP (ALPHA - FETOPROTEIN)

xet-nghiem-afp-alpha-fetoprotein

XÉT NGHIỆM AFP (ALPHA - FETOPROTEIN)

1UNG THƯ GAN CÓ PHÁT HIỆN SỚM ĐƯỢC KHÔNG?  

Rất khó để có thể phát hiện ung thư gan sớm bởi vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không xuất hiện trừ ở giai đoạn cuối của bệnh. Các khối u gan nhỏ thường khó được phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát bởi vì phần lớn gan được che đậy bởi khung xương sườn bên phải. Các khối u thường được phát hiện là những khối u khá to.

Hiện nay không có xét nghiệm tầm soát ung thư gan nào được khuyến cáo sử dụng rộng rãi ở những người có nguy cơ trung bình. Nhưng xét nghiệm có thể được khuyến nghị có các cá nhân có nguy cơ mắc bệnh cao.

2TẦM SOÁT UNG THƯ GAN Ở NGƯỜI CÓ RỦI RO CAO

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan đã bị xơ gan (cirrhosis) lâu năm (mô sẹo hình thành do gan bị tổn thương). Bác sĩ có thể kêu làm các xét nghiệm tầm soát ung thư gan nếu như bệnh nhân bị xơ gan nặng và không rõ nguyên nhân.

Ngoài bệnh xơ gan, các yếu tố khác ảnh hưởng đến rủi ro của bệnh ung thư gan là bệnh huyết sắc tố di truyền (heredity hemochromatosis), nhiễm trùng viêm gan B mãn tính (chronic hepatitis B infection). Đối với các cá nhân này, các chuyên gia khuyến cáo cần nên làm xét nghiệm tầm soát ung thư gan ít nhất 1 lần trong sáu tháng. Các xét nghiệm có thể bao gồm xét nghiệm AFP (alpha-fetoprotein) và siêu âm gan (ultrasound).

3XÉT NGHIỆM AFP

Xét nghiệm AFP (alpha- fetoprotein) là một phương pháp xét nghiệm để tìm AFP trong máu. Thông thường AFP được tạo ra bởi gan và túi noãn hoàng của thai nhi. AFP là một protein quan trọng trong việc phát triển 3 tháng đầu của thai nhi. Chỉ số AFP thường sẽ giảm nhanh chóng khi trẻ đến 1 tuổi và thường ở hàm lượng rất thấp ở người lớn.

Chính vì những tính chất này, AFP là một trong những chất chỉ điểm khối u (tumor markers), thể hiện ở hàm lượng cao hơn trong người bệnh ung thư so với người thường. AFP thường được phát hiện trong những người bệnh ung thư gan và các khối u tế bào mầm của tinh hoàn hoặc buồng trứng (trường hợp hiếm gặp). Các bệnh nhân bị xơ gan hay nhiễm trùng viêm gan cũng có chỉ số AFP trong máu cao hơn thông thường.

4MỤC ĐÍCH 

Bệnh nhân có thể cần xét nghiệm AFP để:

  • Giúp xác nhận hoặc loại trừ chẩn đoán ung thư gan hoặc ung thư buồng trứng hoặc tinh hoàn.
  • Theo dõi điều trị ung thư. Mức AFP thường tăng lên nếu ung thư đang lan rộng và giảm xuống khi điều trị có hiệu quả.
  • Xem liệu ung thư có trở lại sau khi điều trị hay không.
  • Theo dõi sức khỏe của những người bị xơ gan hoặc viêm gan.

 

5KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

Kết quả xét nghiệm có thể biến đổi tùy theo các yếu tố như tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh và phương pháp xét nghiệm. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, kết quả AFP cao không hoàn toàn thể hiện bệnh ung thư (Ví dụ như người phụ nữ mang thai thường có chỉ số AFP cao hơn so người bình thường).

AFP được đo ở dưới dạng nanograms trên 1 mililiter (ng/mL). Mức AFP bình thường ở người lớn thường ở khoảng 10 ng/mL đến 20 ng/mL. Chỉ số AFP rất cao trong máu (cao hơn 400 ng/mL) có thể là biểu hiện của bệnh ung thư gan.

Một số bệnh ung thư khác cũng thể hiện chỉ số AFP cao, ví dụ như bệnh Hodgkin, ung thư hạch bạch tuyết và ung thư thận.

Tóm tắt kết quả tăng và giảm AFP:

  • Chỉ số AFP tăng: Có thể ung thư đang lan rộng hoặc là việc điều trị trong hiệu quả.
  • Chỉ số AFP giảm: Có thể phương pháp điều trị có hiệu quả.
  • Chỉ số AFP không tăng hay không giảm: Tình trạng bệnh ung thư đang ổn định
  • Chỉ số AFP giảm một thời gian sau đó tăng lại: Bệnh ung thư có thể đã trở lại sau điều trị.

 

6 NHỮNG XÉT NGHIỆM KHÁC ĐI KÈM

Ngoài xét nghiệm AFP để tầm soát ung thư gan, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm đi kèm như:

  • Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan (LFTs): để xem xét hoạt động tổng thể của gan qua việc xem xét các chỉ số của gan trong máu không liên quan đến ung thư như biliburin, albumin, ALP, AST, ALT và GGT.
  • Xét nghiệm đông máu: Một trong những chức năng gan là tạo ra protein tham gia vào quá trình đông máu. Các xét nghiệm như thời gian prothrombin (PT) sẽ giúp xem liệu gan vẫn có thể tạo ra các proteins này hay không dể đánh giá rủi ro mất máu của bệnh nhân.
  • Xét nghiệm creatinine, máu trong nước tiểu hay BUN: để xem xét hoạt động của thận.
  • Tổng phân tích tế bào máu (CBC): Đo đạc các chỉ số hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu dể xem xét hoạt động của tủy xương (nơi tạo ra các thành phần máu).
  • Điện giải đồ và các xét nghiệm sinh hóa: Để xem xét một số chỉ số sinh hóa trong máu như chỉ số calcium, potassium và đường máu. Trong một số trường hợp ung thư gan, bệnh nhân có thể có chỉ số calcium và cholesterol tăng cao và chỉ số đường máu giảm.
  • Xét nghiệm vi rút gan: bệnh viêm gan B và C có liên quan đến bệnh ung thư gan, vì thế nên bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm xem có bị nhiễm các bệnh này không.

 

Ngoài những xét nghiệm đi kèm, bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT, MRI và sinh thiết (biopsy) để tầm soát các loại ung thư khác để phòng ngừa ung thư lan rộng. 

7 XÉT NGHIỆM MÁU TẠI QUẬN BÌNH TÂN - QUẬN TÂN PHÚ

Vì sự an toàn của bạn, hãy đi xét nghiệm máu tổng quát để tầm soát phát hiện bệnh sớm và chữa trị dứt điểm nếu như không may mắc phải. Nếu bạn là người bận rộn và cảm thấy “ngại” khi phải chờ hàng giờ đồng hồ để tới lượt khám ở các bệnh viện công và mất thêm vài giờ nữa để đợi lấy kết quả thì dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà chính là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của bạn.

Dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà giúp tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế cơ thể tiếp xúc với môi trường nhiều mầm bệnh tật tại các bệnh viện. Hơn nữa, chi phí thực hiện không đắt hơn giá niêm yết tại các bệnh viện lớn.

Kim chỉ nam xuyên suốt của phòng khám là bác sĩ luôn lắng nghe, thấu hiểu, tận tình đồng hành cùng bệnh nhân. SIM MED luôn định hướng với các y Bác sĩ “hạn chế sử dụng cho các chỉ định không cần thiết như xét nghiệm, thuốc kháng sinh,…” trong quá trình thăm khám và điều trị. Với thời gian hoạt động của phòng khám SIM MED rất linh hoạt, trong khung giờ từ thứ 2 - chủ nhật Phòng khám mở hoạt động lúc 7h30 AM - 17h00 PM. Quý khách hàng có thể Đặt lịch khám online trước khi đến khám sẽ giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi. 

 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức