Alternate Text
Tin tức nội khoa
Tin tức nội khoa

XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN LÀ GÌ

xet-nghiem-chuc-nang-gan-la-gi

XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN LÀ GÌ

1XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN LÀ GÌ?

Xét nghiệm chức năng gan là một xét nghiệm máu được sử dụng để giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh hoặc tổn thương ở gan. Các xét nghiệm này thường đo nồng độ của một số protein, men gan, và bilirubin trong máu của bạn.
 
Một số xét nghiệm này sẽ đo lường mức độ hoạt động bình thường của gan trong việc sản xuất protein và đào thải bilirubin. Còn một số các xét nghiệm chức năng gan khác được thực hiện để đo mức độ của các enzyme được tế bào gan tiết ra để phản ứng với một tổn thương nào đó ở gan.
 
Gan là một bộ phận hoạt động rất tích cực trong việc đảm bảo sức khoẻ tốt cho bạn. Nó giúp phân huỷ thức ăn, làm sạch máu, tạo ra nhiều loại enzyme và protein, và dự trữ năng lượng cho cơ thể. Nếu có vấn đề gì xảy ra ở gan, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng, từ vàng da đến nói lắp. Đây là lúc mà bạn sẽ cần đến các xét nghiệm chức năng gan.

2XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Các xét nghiệm chức năng gan thường sẽ kiểm tra một số các enzyme và protein trong máu của bạn, bao gồm:

  • Alanine Transaminase (ALT) – ALT là một loại enzyme thường được tìm thấy ở gan với chức năng giúp chuyển hóa protein thành năng lượng cho các tế bào gan. Khi gan bị tổn thương, ALT sẽ bị giải phóng vào hệ thống máu của bạn, khiến mức độ ALT trong máu tăng lên.
  • Aspartate Transaminase (AST) – AST là một loại enzyme rất quan trọng trong việc chuyển hoá các amino acids. Giống với ALT, nồng độ AST trong máu thường tương đối thấp. Khi mức độ AST trong máu tăng lên, có thể là do một tình trạng tổn thương nào đó ở gan.
  • Alkaline Phosphatase (ALP) – ALP là một enzyme thường được tìm thấy ở gan và xương và nó rất quan trọng trong việc phân huỷ các protein. Khi ALP tăng lên, có thể là do một số vấn đề ở gan hoặc ở xương.
  • Albumin và protein toàn phần (total protein) – Albumin là một trong số các protein được tạo ra bởi gan. Albumin thực hiện nhiều chức năng quan trọng như nuôi dưỡng các mô trong cơ thể và vận chuyển hormone, vitamin, và các chất khác khắp cơ thể của bạn. Nồng độ albumin và protein toàn phần thấp hơn so với mức bình thường là một dấu hiệu của tổn thương gan.
  • Bilirubin – Bilirubin được tạo ra trong quá trình phân huỷ bình thường của các tế bào hồng cầu. Sau đó, bilirubin sẽ đi qua gan và được bài tiết qua phân. Mức độ bilirubin cao, thường dẫn đến vàng da, cho thấy một tổn thương nào đó ở gan hoặc thiếu máu.
  • Gamma Glutamyltransferase (GGT) – GGT là một loại enzyme tuần hoàn trong máu. Mức độ GGT cao là một dấu hiệu điển hình của tổn thương gan.
  • L-lactate dehydrogenase (LD) – LD là một enzyme thường được tìm thấy trong gan. Mức độ này tăng cao có thể cho thấy gan bị tổn thương nhưng nó cũng sẽ tăng cao trong nhiều bệnh lý khác.
  • Thời gian Prothrombin (PT) – PT là thời gian để máu đông lại. PT tăng có thể cho thấy tổn thương gan nhưng cũng có thể tăng nếu bạn đang dùng một số loại thuốc làm loãng máu như warfarin.
     
3VÌ SAO CẦN THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN?

 Bạn có thể sẽ cần đến xét nghiệm này để kiểm tra xem liệu có bị tổn thương gan hay không. Các triệu chứng chung của các vấn đề về gan bao gồm:

  • Chán ăn
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Suy nhược hoặc cảm thấy mệt mỏi
  • Mắt hoặc da chuyển vàng (vàng da)
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc phân màu nhạt hơn (triệu chứng ít phổ biến)
  • Sưng bụng (ít phổ biến)

Tuy nhiên, thường bạn sẽ ít nhận thấy các triệu chứng này xảy ra.
 
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm chức năng gan nếu họ nghĩ bạn có khả năng cao sẽ bị bệnh liên quan tới gan. Có những yếu tố sẽ dẫn tới tình trạng này như:

  • Uống nhiều rượu hoặc bị nghiện rượu
  • Có người nhà bị bệnh gan
  • Thừa cân, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường hoặc huyết áp cao
  • Sử dụng thuốc có gây hại đến gan
  • Bị bệnh túi mật hoặc bị thiếu máu

Xét nghiệm này cũng sẽ giúp bác sĩ của bạn theo dõi triển biến của bệnh có trở nên tệ hơn hay không hay việc điều trị có hiệu quả hay không.

4LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUẨN BỊ CHO XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN?

Một số loại thuốc và thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ của các enzyme và protein mà gan thường tạo ra. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tránh một số loại thuốc hoặc họ có thể yêu cầu bạn tránh ăn một số thực phẩm trước khi lấy mẫu xét nghiệm một vài tiếng. Mặc dù phải tránh ăn, bạn vẫn có thể uống nước bình thường trước khi làm xét nghiệm.
 
Bác sĩ của bạn sẽ cung cấp những hướng dẫn cụ thể hơn về cách chuẩn bị cho phần lấy mẫu của xét nghiệm chức năng gan.
 
Kết quả xét nghiệm và những bước kế tiếp
 
Kết quả thường hiển thị các phạm vi bình thường của từng chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan cùng với các con số được đo từ mẫu máu của bạn. Hãy nhớ rằng các giá trị bình thường có thể sẽ thay đổi tuỳ vào từng phòng xét nghiệm. Các phạm vi bình thường này cũng tùy thuộc vào giới tính và tuổi tác.
 
Kết quả của các xét nghiệm này có thể không cho bác sĩ biết chính xác tình trạng bệnh của bạn hoặc mức độ nghiêm trọng của những tổn thương gan, nhưng chúng có thể giúp bác sĩ xác định những bước tiếp theo. Bác sĩ sẽ liên lạc với bạn để thông báo kết quả và có thể sẽ hẹn bạn đi tái khám để thảo luận thêm về kết quả.
 
Nhìn chung, nếu kết quả xét nghiệm chức năng gan không bình thường, bác sĩ sẽ xem xét các loại thuốc và tiền sử bệnh trước đây của bạn để giúp xác định nguyên nhân.
 
Nếu bạn uống nhiều rượu bia, thì bạn cần nên dùng ít lại hoặc ngừng hoàn toàn. Nếu bác sĩ xác định được một loại thuốc bạn đang sử dụng làm tăng nồng độ men gan, thì họ sẽ khuyên bạn ngừng uống.
 
Bác sĩ có thể yêu cầu thêm xét nghiệm để xác định tình trạng viêm gan, các bệnh nhiễm trùng khác hoặc các bệnh khác có thể gây ảnh hưởng đến gan. Họ cũng có thể cho bạn làm các xét nghiệm hình ảnh y khoa như chụp CT hoặc siêu âm, hoặc họ cũng có thể đề nghị sinh thiết gan để đánh giá tình trạng gan bị xơ hoá, bệnh gan nhiễm mỡ, hoặc các tình trạng gan khác.
 

5Gói khám sức khoẻ tổng quát tại Phòng khám đa khoa SIM MED

Với đội ngũ Bác sĩ từng làm việc tại bệnh viện lớn có kỹ năng chuyên môn cao sẽ tư vấn kiến thức về y học một cách cần thiết và chuẩn xác. Phòng khám đa khoa SIM MED là phòng khám trong hệ thống y tế của SIM GROUP, với các chuyên khoa:

  • Khoa Tai mũi họng
  • Khoa Sản - Phụ
  • Khoa Nhi
  • Khoa Nội
  • Khoa Ngoại
  • Tiêm vắc xin cho trẻ em và người lớn
  • Bác sĩ gia đình
  • Khám sức khoẻ tổng quát
  • Xét nghiệm & Xét nghiệm gen
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm & X quang. 

a. Gói khám sức khỏe chuyên cho nhi:

  • Gói khám tư vấn khắc phục biếng ăn
  • Khám - tư vấn - thiết kế thực đơn dinh dưỡng
  • Gói suy dinh dưỡng
  • Gói khám tư vấn phục hồi dinh dưỡng toàn diện
  • Gói khám béo phì
  • Gói khám dậy thì sớm dành cho bé trai
  • Gói khám dậy thì sớm dành cho bé gái
  • Gói đánh giá phát triển chiều cao dành cho bé trai
  • Gói đánh giá phát triển chiều cao dành cho bé gái
  • Gói tổng quát chuyên sâu cho trẻ

Ngoài ra nếu người thân gia đình bạn có người bị ung thư, chúng tôi khuyên bạn nên xét nghiệm gen tầm soát ung thư di truyền oncosure & oncosure plus giúp phát hiện đến 19 loại ung thư di truyền. Sau đây là các gói khám tại phòng khám đa khoa SIM MED:

b. Gói khám thai:

  • Gói toàn diện thai kỳ từ 6 - 40 tuần (tiết kiệm lên đến 15%)
  • Gói giữa thai kỳ từ 18 - 40 tuần (tiết kiệm lên đến 10%)
  • Gói cuối thai kỳ từ 26 - 40 tuần (tiết kiệm lên đến 10%)

 

c. Gói khám sức khỏe chuyên cho Nam:

  • Gói khám sức khỏe cơ bản dành cho nam
  • Gói khám sức khoẻ nâng cao dành cho nam
  • Gói khám sức khỏe chuyên sâu dành cho nam. Gói bao gồm các tầm soát dấu ấn ung thư cho Nam.

d. Gói khám sức khỏe chuyên cho Nữ:

  • Gói khám sức khỏe cơ bản dành cho nữ
  • Gói khám sức khoẻ nâng cao dành cho nữ
  • Gói khám sức khỏe chuyên sâu dành cho nữ. Gói bao gồm các tầm soát dấu ấn ung thư cho Nữ.
  • Gói khám canh noãn (cho 3 lần đặt noãn)
  • Gói khám phụ khoa chuyên sâu cho nữ (bao gồm các tầm soát ung thư cổ tử cung)
  • Gói khám tiền Sinh Sản Nữ
 
 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức