Alternate Text
Tin tức sản phụ khoa
Tin tức sản khoa

TAM CÁ NGUYỆT THỨ NHẤT

tam-ca-nguyet-thu-nhat

TAM CÁ NGUYỆT THỨ NHẤT

1TAM CÁ NGUYỆT THỨ NHẤT - MẸ BẦU ƠI ĐỪNG LO LẮNG

 Tam cá nguyệt là tên gọi của 3 giai đoạn thai kỳ được phân chia theo tiêu chuẩn sản khoa hiện đại ngày nay. Đối với những mẹ bầu mang thai lần đầu, tam cá nguyệt có thể là một khái niệm khá xa lạ. Vậy thì thế nào là một tam cá nguyệt và những điều cần lưu ý đối với mỗi tam cá nguyệt riêng biệt là gì? Để có được câu trả lời đầy đủ và rõ ràng nhất, trước tiên hãy cùng tìm hiểu về nguyên tắc phân chia 3 giai đoạn của tam cá nguyệt:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất (hay còn gọi là 3 tháng đầu thai kỳ): Bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cho đến hết tuần thứ 13.
  • Tam cá nguyệt thứ hai (hay còn gọi là 3 tháng giữa thai kỳ): Bắt đầu từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 27 của thai kỳ.
  • Tam cá nguyệt thứ ba (hay còn gọi là 3 tháng cuối thai kỳ): Bắt đầu từ tuần thứ 28 đến tuần 40 (hoặc đến khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở).

 

Ở đây có 2 giai đoạn mẹ bầu cần lưu ý:

  • Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ (đặc biệt là trong 4 – 7 tuần đầu tiên): Buổi khám thai đầu tiên:
  • Mẹ bầu sẽ được siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm vùng bụng để xác định chắc chắn rằng mình đã mang thai.
  • Bác sĩ chuyên môn sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp cho mẹ bầu, và cung cấp những lời khuyên cụ thể về chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin, hoặc đưa ra những khuyến cáo cho mẹ bầu trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Bước sang tuần thứ 10 – 12:
  • Trong giai đoạn này, mẹ bầu nhất định phải thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy để sớm phát hiện ra nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi. Vì nếu để qua sau tuần thứ 13 thì tính chính xác của kết quả sẽ không còn.
  • Bác sĩ ở giai đoạn này đã có thể đưa ra ngày dự kiến sinh, căn cứ vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối, hoặc thông qua các chỉ số siêu âm của mẹ bầu để đoán tuổi thai..

Những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn này:

  • Trễ kinh.
  • Tăng cân nhẹ.
  • Bỗng dưng chán ăn, kén ăn.
  • Thường xuyên muốn đi tiểu dù không uống nhiều nước.
  • Hay buồn ngủ.
  • Khô mắt và thay đổi thị lực.
  • Dễ chóng mặt do đường huyết thấp (kết quả của sự trao đổi chất), nội tiết tố tăng và lưu lượng máu lên não giảm.
  • Khó thở, vì thế mẹ bầu cần phải hít thở sâu hơn để hấp thụ được nhiều oxy vào máu, từ đó mới cung cấp đủ lượng oxy cho cả mẹ lẫn bé vì em bé cũng đang trao đổi CO­2 trở lại cơ thể mẹ.
  • Ngực căng tức do sự thay đổi nội tiết tố và tăng trưởng các tuyến sữa (thường diễn ra vào tuần thứ 6 của thai kỳ).
  • Ở một số mẹ bầu sẽ xuất hiện triệu chứng ốm nghén (buồn nôn, nôn khan), đặc biệt là vào những thời điểm như lúc mới ngủ dậy hoặc chiều tối, khi ngửi thấy mùi thức ăn, xăng, thuốc lá v.v...Tuy nhiên, đa phần sức khỏe của mẹ bầu sẽ ổn định hơn khi bước sang tuần thứ 11 – 12 của thai kỳ.
     
     
     
    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
    THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
    Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Nhãn, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
    Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức