Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG VỀ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ?

ban-da-hieu-dung-ve-suy-dinh-duong-o-tre

BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG VỀ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ?

1Bạn đã hiểu đúng về suy dinh dưỡng ở trẻ

 
Tham vấn chuyên môn: BÁC SĨ CK I NGUYỄN KHÁNH LINH - Bác sĩ chuyên bệnh lý nhi khoa - tư vấn tiêm chủng - phòng khám đa khoa SIM Med
 
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cần thiết như protein, khoáng chất, chất béo, vitamin, vi chất như sắt, iot, folate, kẽm, ... làm chậm quá trình phát triển thể chất của trẻ so với cùng lứa tuổi, nhưng đáng lo hơn là trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề trong tương lai lâu dài như dễ mắc bệnh, chậm phát triển trí não, ngôn ngữ, …
 
Suy dinh dưỡng có thể gặp ở bất cứ tuổi nào của trẻ từ khi là thai nhi trong bụng mẹ đến 16 tuổi, tuy nhiên trẻ từ 0 – 5 tuổi là bị nhiều nhất. Theo số liệu của Bộ Y Tế công bố tháng 4 – 2021, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam là 19,6% với hơn 230.000 trẻ em thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm.
 
🛡 Dinh dưỡng tốt cần thiết cho sự sống, sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trẻ được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ sẽ phát triển và học tập tốt hơn, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật trong suốt cuộc đời, do vậy dinh dưỡng luôn là nỗi lo của cha mẹ khi nuôi con trẻ.
 

2Cách để cha mẹ nhận biết trẻ suy dinh dưỡng để đưa con đi khám kịp thời:

Bộ Y tế và Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia áp dụng cách nhận diện suy dinh dưỡng dựa vào 4 chỉ số:
- Cân nặng theo tuổi
- Chiều cao theo tuổi/Chiều dài nằm nếu trẻ dưới 2 tuổi
- Cân nặng theo chiều cao
- BMI (Body Mass Index) theo tuổi = Cân nặng (kg) : ( Chiều cao (m) x Chiều cao(m))
(Tham khảo bảng cân nặng và chiều cao chuẩn WHO ở hình minh họa bên dưới)
Cột -2SD (Standard Deviation) trong bảng là chuẩn nhận diện trẻ suy dinh dưỡng:
- Thể nhẹ cân: tình trạng trẻ nhẹ cân so với chuẩn trung bình theo độ tuổi của mình, cân nặng dưới đường -2SD trong bảng theo dõi cân nặng.
- Thể thấp còi (suy dinh dưỡng mạn tính): tình trạng trẻ bị thiếu chiều cao so với chuẩn trung bình theo độ tuổi của mình, chiều cao dưới đường -2SD trong bảng theo dõi chiều cao.
- Thể gầy còm (suy dinh dưỡng cấp tính): tình trạng trẻ thiếu cả chiều cao và cân nặng so với chuẩn trung bình theo độ tuổi của mình.
- Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor): tình trạng hiếm gặp, trẻ bị phù, bụng ỏng, tay chân khẳng khiu, cân nặng còn 60-80% theo chuẩn. Nguyên nhân do thiếu protein.
 

3Các biểu hiện ở trẻ suy dinh dưỡng

Ngoài theo dõi chiều cao, cân nặng, BMI thì phụ huynh nên chú ý những biểu hiện:
- Trẻ không phát triển chiều cao/cân nặng trong vòng 2-3 tháng
- Trẻ biếng ăn, hay gặp vấn đề tiêu hóa
- Nhanh mất sức khi vận động
- Chậm mọc răng
- Da vàng, xanh xao
- Tóc thưa, mỏng và rụng
- Sợ lạnh
- Dễ cáu gắt hoặc thờ ơ với xung quanh
- Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù, có dấu hiệu chướng bụng, phù chân, dễ bị bầm
 
Các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ

4Suy dinh dưỡng nguy hiểm không?

Suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não của trẻ:
- Dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, đường ruột
- Hệ cơ xương chậm phát triển
- Sức đề kháng yếu
- Dễ mắc bệnh nguy hiểm khi trưởng thành
- Chậm phát triển hành vi giao tiếp
- Chậm phát triển trí não
 
✔ Ngăn ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ như thế nào?
- Phụ nữ mang thai ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ theo tư vấn của bác sĩ
- Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh đến ít nhất 6 tháng và cho bú dài hơn nếu có thể
- Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm chính: bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất
- Cho trẻ ăn chín kỹ
- Không cho trẻ ăn thực phẩm qua đêm
- Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn
- Thay đổi thực đơn thường xuyên
- Cho trẻ chơi đùa dưới nắng sáng
- Tuân thủ lịch tiêm ngừa
- Đưa trẻ đi khám chuyên khoa khi cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI của trẻ dưới chuẩn nhiều tháng
 

5Gói khám cho trẻ Suy dinh dưỡng

Tại SIM Medical Center, chúng tôi có Gói khám suy dinh dưỡng trẻ em nhằm xác định nguyên nhân, đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ và đưa ra hướng điều trị phù hợp:
1. Bác sĩ thăm khám
Bác sĩ chuyên khoa Nhi và Dinh dưỡng sẽ khám, phỏng vấn khẩu phần 24 giờ, thói quen ăn uống của trẻ.
- Phân tích tế bào máu: tầm soát bệnh viêm nhiễm cấp tính, các bệnh mãn tính, dị ứng, tình trạng thiếu máu ở trẻ
- Chức năng gan: Theo nghiên cứu, trẻ có vấn đề về gan sẽ biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng
- Hàm lượng protein, canxi: đánh giá sự phát triển cơ bắp, xương khớp bất thường ở trẻ
- Hàm lượng vi chất: định lượng vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sắt, kẽm, vitamin… từ đó đánh giá tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ
3. Thiết kế thực đơn dinh dưỡng
Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ nhận diện chính xác nguyên nhân gây suy dinh dưỡng từ đó thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp, giúp trẻ sớm hồi phục sức khỏe.
 
Bảng chiều cao cân nặng theo chuẩn WHO
 
Để biết thêm thông tin về Gói khám suy dinh dưỡng ở trẻ, Quý phụ huynh hãy liên hệ phòng khám đa khoa SIM Med, thông qua:
🔸 Hotline: 1900 25 25 35
 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức