Alternate Text
Tin tức y tế
Tin tức phụ khoa

3 LOẠI UNG THƯ PHỔ BIẾN Ở NỮ GIỚI

3-loai-ung-thu-pho-bien-o-nu-gioi

3 LOẠI UNG THƯ PHỔ BIẾN Ở NỮ GIỚI

Việt Nam là đất nước có tỷ lệ mắc ung thư ở cả nam và nữ đáng báo động và có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Tổ chức Y Tế thế giới WHO cho biết hàng năm số người mắc ung thư mới ở nước ta là 165.000, trong đó số ca tử vong do ung thư lên tới 115.000. Với nữ giới thì ung thư vú, cổ tử cung buồng trứng là top 3 loại bệnh thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư ở phụ nữ. Tuy nhiên đây cũng là 3 loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi rất cao nếu được tầm soát bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

Nguồn: https://www.who.int/vietnam/health-topics/cancer 

1 UNG THƯ VÚ

Ung thư Vú là bệnh lý phổ biến hàng đầu ở phụ nữ. Cứ 100.000 nữ giới thì có 34.2 người mắc phải, trong đó có 13,8 ca tử vong. Tỉ lệ tử vong cao vì đa phần chị em đều chủ quan do không nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào hoặc có thể bỏ qua vì nghĩ rằng ít nghiêm trọng cho đến khi có triệu chứng nặng như đau đớn và có khôi u lớn ở vú, đi khám để được điều trị thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khả năng chữa khỏi thấp và chi phí điều trị cao.

 Yếu tố tiên quyết để điều trị ung thư vú chính là điều trị ở giai đoạn sớm.

  •      Nếu ung thư vú được phát hiện sớm ở giai đoạn 1 thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 100% (nhiều trường hợp sống 10 năm, 15 năm, thậm chí có những người lập gia đình, sinh con).
  •      Khi ung thư đã lan ra ngoài tuyến vú, tới hạch bạch huyết và các tổ chức xung quanh thì tỷ lệ này giảm xuống còn 86%.
  •      Khi ung thư đã di căn tới cơ quan khác của cơ thể như di căn phổi, gan, xương, tỷ lệ này giảm xuống còn 30%.

Hiện nay, bệnh ung thư vú có cơ hội dễ phát hiện, nhờ vào nền công nghệ y khoa tiên tiến, có khả năng tầm soát, phát hiện những khối u mới chỉ là các chấm nhỏ vài mm.

Lời khuyên: Chị em có sức khỏe bình thường nên bắt đầu thực hiện Chụp nhũ ảnh để tầm toát ung thư vú từ 40 tuổi trở lên. Với phụ nữ dưới 40 tuổi nên thực hiện siêu âm vú để tầm soát khối u vú và sinh thiết nếu cần. Với phụ nữ có yếu tố di truyền từ gia đình, cần thực hiện chụp nhũ ảnh trước độ tuổi mà người nhà đã từng phát hiện mắc bệnh vài năm theo khuyến cáo từ bác sĩ.

Nguồn: https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/thu-truong-bo-y-te-ung-thu-vu-uoc-chan-oan-som-ty-le-song-them-5-nam-co-the-en-90-

2 UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến đứng thứ 2 sau ung thư vú, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Theo GLOBOCAN 2020, tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung ở Việt Nam năm 2020 là 6,6 trên 100.000 phụ nữ, trong đó tỷ lệ tử vong là 3,4. Virus HPV là tác nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Khoảng 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời nhưng chủ yếu là nhiễm thoáng qua. Trong đó, khoảng 20% trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao dai dẳng gây nên biến đổi tế bào ở cổ tử cung.

Đa phần tiến trình phát triển của ung thư là âm ỉ. Mất khoảng 10-15 năm bị nhiễm HPV mới có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư. Nhưng cũng có một số trường hợp rút ngắn còn khoảng 1-2 năm. Do đó, thăm khám tầm soát ung thư định kỳ là hết sức cần thiết để bệnh được điều trị kịp thời, tăng khả năng khỏi bệnh. 

  •     Đối với bệnh nhân ung thư được chẩn đoán trong giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 91%.
  •     Phát hiện ung thư trong giai đoạn các tế bào ung thư  đã lan đến các mô, và các hạch bạch huyết lân cận, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 60%.
  •     Tế bào ung thư di căn thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ khoảng 19%.
  •     Với tất cả những người mắc bệnh ung thư cổ tử cung ước tính khả năng sống sót sau 5 năm là 67%.

 Nguồn: https://www.cancer.gov/types/cervical/survival

Hy vọng qua những con số biết nói trên như hồi chuông cảnh báo để chị em quan tâm hơn. Ngoài việc có lối sống, sinh hoạt tình dục lành mạnh hãy tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung trong độ tuổi 9-26 tuổi.  Đặc biệt, cần có thói quen khám tầm soát các loại ung thư này định kỳ hàng năm, nhất với chị em phụ nữ đã lập gia đình và có quan hệ tình dục, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.

3 UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

Tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng tại Việt Nam được tính là 2,4 trên 100.000 dân mỗi năm. Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn. Điều đáng lo ngại là chị em phụ nữ thường khó nhận biết bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu do bệnh diễn tiến âm thầm với triệu chứng không rõ ràng.

 Do đó việc thăm khám định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng

  •     Giai đoạn 1: Chưa lan đến các cơ quan khác, hầu hết tiên lượng bệnh tốt tỷ lệ sống sót sau 5 năm trên 90%.
  •     Giai đoạn 2: ung thư được tìm thấy ở một hoặc cả hai buồng trứng và đã lan sang khu vực khác trong khung chậu, bệnh nhân có tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 70%.
  •     Giai đoạn 3: Ung thư được tìm thấy ở một hoặc cả hai buồng trứng và đã lan ra ngoài khung đến phúc mạc ngoài vùng chậu, đến phần khác của bụng và hạch lân cận, bệnh nhân có  tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 39%.
  •     Giai đoạn 4: Ung thư đã lan ra ngoài bụng, đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như gan, lách, phổi, xương, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 17%.

Nguồn: https://ocrahope.org/get-the-facts/staging/

Thay vì đợi khi có biểu hiện lâm sàng mới quan tâm tới sức khoẻ của mình thì chị em hãy tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ bởi vì bệnh được phát hiện càng sớm thì khả năng di căn sang các bộ phận khác càng thấp. Đặc biệt, chị em nằm trong nhóm nguy cơ cao như: tiền mãn kinh, mãn kinh, kinh nguyệt không đều, rong kinh hoăc trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái đã mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung hay buồng trứng thì cần hết sức lưu ý. 

Các phương pháp tầm soát ung thư sớm: Tóm lại, chị em tùy theo lứa tuổi nên theo sự tư vấn của bác sĩ để có được qui trình tầm soát sức khỏe phù hợp.

  • Tầm soát ung thư vú bằng phương pháp chụp nhũ ảnh  là cách phổ biến nhất. Giúp phát hiện những trường hợp ung thư vú giai đoạn sớm và tất cả các bất thường trong tuyến vú. Ở phụ nữ Châu Á do mô vú đặc nên phải phối hợp siêu âm vú để phát hiện. Đặc biệt, với những người có nguy cơ cao do yếu tố di truyền thì cần kết hợp thêm MRI vú để tầm soát.
  • Tầm soát ung thư tử cung  bằng các xét nghiệm tầm soát như: Pap Smear, HPV DNA được xem là phương pháp tốt nhất nhằm mục đích phát hiện sớm các tế bào bất thường ở cổ tử cung do HPV gây ra để có phương án điều trị kịp thời.
  • Xét nghiệm Pap Smear là phương pháp phân tích tế bào học nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung.
  • Xét nghiệm HPV DNA giúp tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả và tiên tiến nhất bằng cách sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA với độ nhạy cao để xác định chính xác sự hiện diện virus HPV – thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Các bác sĩ có thể kết hợp cả 2 xét nghiệm trên tuỳ theo độ tuổi của bệnh nhân để đánh giá.
  • Tầm soát ung thư buồng trứng bằng siêu âm đầu dò 3D hay còn gọi là siêu âm đầu dò qua ngã âm đạo giúp đưa ra các hình ảnh, đặc điểm hình ảnh gợi ý đến sự ác tính ở khối u buồng trứng.

Hiệu quả khi tầm soát bệnh sớm

Chị em hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, tăng cường rau xanh và những thực phẩm giàu phytoestrogens (các loại đậu, trái cây khô như mơ, mận, …) và tầm soát định kỳ đặc biệt với những chị em có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị, em gái mắc ung thư vú, đột biến gien BRCA1/BRCA2, tuổi có kinh sớm, không sinh con, …) nên đi khám, tầm soát sớm hơn.

Tại SIM Med trung tâm y tế uy tín trên địa bàn quận Tân Phú có đầy đủ các gói khám và máy móc thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm giúp chị em có thể tầm soát sức khoẻ chủ động nói chung và ung thư nói riêng.

🔸 Hotline: 1900 25 25 35
🔸 Facebook: facebook.com/PhongKhamSIMMED

Danh sách tin tức