Alternate Text
Tin tức y tế
Tin tức tai mũi họng

NGỦ NGÁY - DẤU HIỆU CẢNH BÁO SỨC KHỎE BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA!

ngu-ngay-dau-hieu-canh-bao-suc-khoe-ban-khong-nen-bo-qua

NGỦ NGÁY - DẤU HIỆU CẢNH BÁO SỨC KHỎE BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA!

Ngủ ngáy không chỉ gây phiền toái cho những người xung quanh mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy ngủ ngáy là gì, nguyên nhân từ đâu, triệu chứng ra sao và cách điều trị như thế nào? Cùng Phòng khám SIM Med tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!

1 Ngủ Ngáy Là Gì?

Ngủ ngáy là hiện tượng phát ra âm thanh ồn ào một cách vô thức trong lúc ngủ, do luồng không khí đi qua vùng hẹp của đường hô hấp trên, làm các mô xung quanh rung lên.
Âm thanh khi ngáy có thể dao động từ tiếng rì rào nhẹ đến tiếng ầm ầm, thậm chí là tiếng huýt gió.

Nhiều nghiên cứu cho thấy ngủ ngáy ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ và có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe như:

  • Tắc nghẽn đường thở

  • Ngưng thở khi ngủ
    Các bệnh lý tim mạch

  • Đau đầu, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, ...

2 Nguyên Nhân Gây Ngủ Ngáy

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngủ ngáy bao gồm:

  • Tắc nghẽn đường hô hấp trên: Dị ứng, viêm xoang, lệch vách ngăn mũi, polyp mũi.

  • Giảm trương lực cơ vùng cổ họng và lưỡi: Thường xảy ra khi ngủ sâu, sử dụng rượu bia, thuốc ngủ.

  • Kích thước mô họng lớn: Gặp ở người béo phì, trẻ em bị viêm amidan.

  • Vòm miệng hoặc lưỡi gà dài: Làm hẹp đường thở.

  • Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ: Rượu bia làm giãn cơ cổ họng.

  • Tuổi tác: Các cơ vùng họng yếu đi theo tuổi tác.

  • Hút thuốc lá: Gây viêm và tắc nghẽn đường thở.

  • Rối loạn giấc ngủ: Ngưng thở khi ngủ, thiếu ngủ kéo dài.
    Dị tật bẩm sinh: Cuống lưỡi to, vòm họng hẹp.
    Yếu tố di truyền, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc trong thai kỳ.

3 Triệu Chứng Của Ngủ Ngáy

Triệu chứng ngủ ngáy thường phân thành 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Ngáy nhẹ, tiếng nhỏ, ngừng ngáy khi nằm nghiêng
    Cấp độ 2: Ngáy vừa, tiếng to hơn, kéo dài, cải thiện khi đổi tư thế

  • Cấp độ 3: Ngáy to kéo dài, không thay đổi theo tư thế; kèm theo nghẹt mũi, mệt mỏi sau khi ngủ dậy.

           Ở cấp độ 3, nguy cơ biến chứng sức khỏe sẽ cao hơn và cần can thiệp y tế sớm.

4 Cách Phòng Ngừa Ngủ Ngáy

Một số biện pháp giúp phòng tránh ngủ ngáy hiệu quả:

  • Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích trước khi ngủ

  • Thiết lập lịch ngủ khoa học, ngủ đủ 7–9 tiếng/ngày

  • Ngủ nghiêng và giữ đầu cao khi ngủ

  • Giữ phòng ngủ sạch sẽ, tránh dị ứng (bụi, nấm mốc, lông thú cưng).

5 Các Phương Pháp Điều Trị Ngủ Ngáy

Tùy theo nguyên nhân và mức độ, bác sĩ có thể chỉ định:

a. Thay Đổi Thói Quen Ngủ

  • Nằm nghiêng khi ngủ

  • Sử dụng gối hỗ trợ để giữ tư thế đầu-cổ chuẩn.

b. Xử Lý Các Vấn Đề Về Mũi

  • Dùng thuốc xịt mũi, thuốc giảm viêm

  • Sử dụng máy thở CPAP cho người ngưng thở khi ngủ.

c. Can Thiệp Phẫu Thuật

  • Phẫu thuật vách ngăn mũi lệch

  • Cắt amidan, chỉnh sửa vòm họng hoặc cuống lưỡi.

d. Dùng Thiết Bị Hỗ Trợ

  • Dụng cụ chỉnh hình miệng (MADs) giúp cố định hàm dưới và lưỡi, duy trì sự thông suốt của đường thở.

👉 Lưu ý: Mọi phương pháp điều trị ngủ ngáy cần được thực hiện dưới sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

6 Khám và Điều Trị Ngủ Ngáy Uy Tín tại TP. Hồ Chí Minh

Nếu bạn đang gặp vấn đề về ngủ ngáy, hãy đến ngay Phòng khám đa khoa SIM Med tại quận Tân Phú:

  • Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng

  • Có trang bị hệ thống máy nội soi ống mềm Karl Storz - được nhập khẩu từ Đức cho phép bác sĩ thăm khám và tiến hành nội soi vùng Tai mũi họng một cách nhẹ nhàng

  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, chính xác.


    Bác sĩ CKII Lê Văn Khoa - Với gần 30 năm kinh nghiệm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng

Mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ Khám và điều trị tình trạng Ngủ ngáy ở thành phố Hồ Chí Minh, quý khách hàng có thể liên hệ theo hotline 1900 25 25 35  để được giải đáp và hẹn lịch thăm khám kịp thời.

Danh sách tin tức