Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM

benh-tieu-chay-o-tre-em

BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM

1TIÊU CHẢY LÀ GÌ?
  • Tiêu chảy hay còn gọi là viêm dạ dày ruột.
  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ. Bệnh thường nhẹ và nhanh hết. Tiêu chảy cấp thường từ 7-14 ngày.
  • Là hiện tượng đi phân không thành khuôn hay tóe nước, số lần đi tiêu nhiều hơn bình thường trong một ngày.
  • Triệu chứng đầu tiên là sốt và ói, sau đó xuất hiện tiêu chảy. Các triệu chứng khác có thể gặp như sốt, biếng ăn, nôn ói, đau bụng, tiêu nhầt máu trong phân
2TIÊU CHẢY LÂY NHIỄM NHƯ THẾ NÀO?

Rất dễ dàng lây lan nhanh từ người sang người đặc biệt là trẻ em, chưa biết cách sử dụng toilet.

3NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY LÀ GÌ ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như nhiễm siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng, hoặc do thay đổi chế độ ăn, chế độ ăn không hợp lý… Thường gặp nhất là nhiễm siêu vi.

Lưu ý đi khám ngay khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu của mất nước như:

  • Tiểu rất ít (ít hơn 6 tã ướt mỗi ngày).
  • Khóc không có nước mắt.
  • Trẻ đòi uống nước và uống nước háo hức
  • Có miệng khô, dính, hoặc khô môi
  • Có vẻ như mặt hóc hác
  • Mắt trũng hoặc thóp lõm(đối với trẻ còn thóp )
  • Mệt mỏi, đừ.
4KHI NÀO CHO TRẺ ĐẾN KHÁM?
  • Trẻ bị tiêu chảy, nôn ói kèm
  • Trẻ  < 6 tháng.
  • Sốt trên 102 ° F hoặc 39 ° C.
  • Có máu hoặc nhầy máu trong phân hoặc tiêu phân đen.
  • Nôn nhiều lần, nôn tất cả mọi thứ hoặc nôn ra máu, dịch xanh.
  • Nôn > 4-6 giờ và không thể uống gì.
  • Đau bụng ngày càng nhiều hơn.
5BA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP TRẺ KHỎE HƠN KHI BỊ TIÊU CHẢY?
  • Không kiêng khem, trẻ ăn như thường ngày, kiêng thịt mỡ và chế độ ăn ít chất xơ (rau củ..), ăn thức ăn mềm dễ tiêu.
  • Tiếp tục bú mẹ thậm chí bú nhiều 
  • Cho con bạn uống nhiều nước, đặc biệt là nước chứa các chất điện giải như oresol, hydrite hay nước trái cây như nước dừa, nước cam, nước nho tự nhiên…thêm muối, ít đường….
  • Không dùng nước trái cây hay nước ngọt đóng chai
  • Vệ sinh cho trẻ bằng nước và xà phòng sau mỗi lần đi tiêu.
  • Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ bị sốt cao liên tục, nôn mửa nhiều.
6PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY NHƯ THẾ NÀO?
  • Rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc chất bẩn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi thấy tay dơ.
  • Ăn chín, uống sôi.
  • Cho trẻ uống Rotavirus vaccine để phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus.
7BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ CHO TRẺ BỊ TIÊU CHẢY NHƯ THẾ NÀO?
  • Tiêu chảy chủ yếu là bù dung dịch điện giải bằng đường uống, trẻ được tuyền dịch khi trẻ không bù được nước qua đường uống hoặc trẻ tiêu quá nhiều lần, gây mất nước.
  • Không sử dụng các thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy: tây y lẫn đông y.
  • Bác sĩ có thể kê toa có kháng sinh khi trẻ nghi ngờ tiêu chảy do vi trùng.
  • Bác sĩ có thể kê toa một số thuốc giúp giảm số lần đi tiêu hoặc giảm lượng nước trong phân và không phảo thuốc cầm tiêu chảy.
  • Nên bổ sung men vi sinh và kẽm.
  • Nếu trẻ bị nghi ngờ tiêu chảy do sữa bò hoặc tiêu nhiều hơn khi dùng sữa bỏ, trẻ có thể được hướng dẫn đổi sang sữa dành cho trẻ tiêu chảy cho đến khi trẻ tiêu bình thường.
  • Duy trì việc ăn uống, thậm chí cho ăn nhiều cữ hơn để giúp trẻ hồi phục sau tiêu chảy.

BÁC SĨ CK II NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức