Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

TAY CHÂN MIỆNG ‘VÀO MÙA” PHẢI LÀM SAO?

tay-chan-mieng-vao-mua-phai-lam-sao

TAY CHÂN MIỆNG ‘VÀO MÙA” PHẢI LÀM SAO?

Tháng 8, tháng 9 hàng năm là thời điểm “vào mùa” của bệnh Tay chân miệng – một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Bệnh thường tự khỏi, tuy nhiên, nếu trẻ bị tay chân miệng không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1Bệnh tay chân miệng là gì và lây nhiễm thế nào?

  • Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.
  • Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. 
  • Bệnh thường gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo vì trẻ hay có thói quen cho tay vào miệng.

2Làm sao nhận biết trẻ bị tay chân miệng?

‼️ Biểu hiện khác nhau tùy giai đoạn

  • Ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh tay chân miệng khoảng 3-6 ngày.
  • Giai đoạn khởi phát: Trẻ bị tay chân miệng sẽ có biểu hiện sốt, sổ mũi, đau họng, biếng ăn, mệt mỏi, có thể có tiêu chảy.
  • Giai đoạn toàn phát: Thường 1-2 ngày sau khi sốt, trẻ bị tay chân miệng phát ban dạng bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối, miệng bị loét.
  • Đa phần trẻ bị tay chân miệng có biểu hiện nhẹ, có thể được chăm sóc tại nhà và khỏi bệnh trong khoảng 7-10 ngày.
  • Một số trường hợp sẽ có biến chứng thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn..., có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng này thường xuất hiện trong khoảng ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh.
  • Phụ huynh lưu ý khi trẻ có biểu hiện một trong các dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng nặng sau, PHẢI đưa trẻ đến bệnh viện ngay, bất kể trong đêm:

              ▫️ Sốt cao
              ▫️ Thở bất thường
              ▫️ Quấy khóc liên tục
              ▫️ Khó ngủ hoặc ngủ li bì hoặc ngủ gà
              ▫️ Giật mình, hốt hoảng, chới với
              ▫️ Ngồi không vững hoặc đi loạng choạng
              ▫️ Run tay, chân hoặc co giật
              ▫️ Vả mồ hôi
              ▫️ Nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú
              ▫️ Yếu tay chân
              ▫️ Da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái

3Chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng tại nhà thế nào?

Trẻ bệnh tay chân miệng chỉ có sốt nhẹ < 38,5 độ C, loét miệng, hồng ban mụn nước lòng bàn tay chân, tỉnh táo, chơi, thường được bác sĩ cho điều trị ngoại trú. 

  • Phụ huynh nên biết cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà như sau: 

Uống thuốc theo toa bác sĩ: hạ sốt, giảm đau, đa sinh tố. Hạ sốt khi sốt > 380C bằng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống) có thể lặp lại mỗi 4 - 6 giờ khi sốt lại.

  • Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay,…Lưu ý cung cấp đủ nước, tránh mất nước ở trẻ.
  • Trẻ còn bú cần tiếp tục cho bú sữa mẹ.
  • Trẻ thường đau họng miệng do vết loét nên có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel hoặc varogel hoặc trimafort,…cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn.
  • Vệ sinh răng miệng. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý nếu trẻ làm được.
  • Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà và cách ly với trẻ khác.
  • Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh nếu trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. Cha mẹ cần lưu ý theo dõi các dấu hiệu cảnh báo chuyển nặng, để đưa trẻ đến khám kịp thời.

4Phòng ngừa bệnh tay chân miệng thế nào?

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, ăn uống, cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ và sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
  • Sử dụng xà phòng để làm sạch các vật dụng, khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.
  • Tránh ôm, hôn, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với trẻ nhiễm bệnh.
  •  Khi trẻ bệnh, tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người như đi nhà trẻ, trường học.
  • Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
  • Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo cần nhập viện ngay lập tức.

BÁC SĨ CK I NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKI Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

 
 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức