Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

TẨY GIUN ĐỊNH KỲ CHO TRẺ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

tay-giun-dinh-ky-cho-tre-nhung-dieu-can-luu-y

TẨY GIUN ĐỊNH KỲ CHO TRẺ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1VÌ SAO PHẢI TẨY GIUN ĐỊNH KỲ CHO TRẺ?

  • Trẻ nhỏ rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, bò lê trên sàn nhà, lại hay mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất. Tất cả những điều này vô tình tạo thành cơ hội thuận lợi cho các loại giun như giun đũa, giun kim, giun tóc… xâm nhập vào cơ thể trẻ.
  • Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun còn cao, ước tính khoảng 40%
  • Khi đã vào được cơ thể trẻ, giun sẽ tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập.
  • Trong vài tình huống nguy hiểm hơn, giun có thể gây ra những biến chứng như giun chui ống mật, giun chui ống tụy, tắc ruột, viêm nhiễm tiết niệu – sinh dục.
  • Vì vậy, việc tẩy giun định kỳ là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

2
KHI NÀO BẮT ĐẦU TẨY GIUN CHO TRẺ?

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới và theo Hướng dẫn Tẩy Gun đường ruột tại cộng đồng của Bộ Y Tế: Trẻ cần bắt đầu được tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần khi được 1 tuổi trở lên.

DÙNG THUỐC GÌ ĐỂ TẨY GIUN ĐỊNH KỲ CHO TRẺ?

Thuốc tẩy giun là loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun định kỳ để lựa chọn sử dụng cho trẻ em, được sản xuất với tiêu chí giúp trẻ dễ uống nên có vị ngọt và thơm. Một vài “gương mặt” thân quen như là: Fugacar (chính là Mebendazole), Zentel (chính là Albendazole)

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg: liều duy nhất
  • Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg: liều duy nhất.

3 NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP KHI DÙNG THUỐC TẨY GIUN

  • Trên hộp Fugacar ghi là không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, vậy con em dưới 2 tuổi có dùng được không?

=> Từ tháng 10/2018, Bộ  Y Tế đã cập nhật và cho phép dùng. Trẻ dưới 24 tháng tuổi, ba mẹ còn có một lựa chọn khác là Zentel, với liều 200mg/ lần (1 viên)

  • Cách cho trẻ dùng thuốc?

=> Nghiền nhỏ thuốc, pha với nước, sữa, nước hoa quả cho trẻ uống. Mục đích của nghiền nhỏ là tránh hóc hay sặc viên thuốc. Không cần bắt trẻ nhai

  • Uống thuốc tẩy giun trước hay sau khi ăn?

=>  Thuốc uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, ngay sau khi ăn.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì?

=> Một số phản ứng phụ ít gặp sau khi dùng thuốc là trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Một số rất ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý phù hợp.

  • Nên cần theo dõi 48 giờ sau khi con uống thuốc tẩy giun. Nhớ chụp lại ảnh loại thuốc tẩy giun đã dùng (vỏ hộp thuốc) để cho bác sĩ xem khi cần đến.
  • Tình trạng nhiễm giun sán hiện nay ở nước ta đang cao ở mức đáng báo động. Do đó, chúng ta cần có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Ba mẹ đừng quên cho trẻ tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần, đồng thời, cùng trẻ xây dựng một lối sống an toàn, khỏe mạnh, như: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay chơi đùa, tiếp xúc với đất; luôn cắt móng tay sạch sẽ, bỏ thói quen mút tay; luôn cho trẻ đi giày dép, không đi chân đất; thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh nhà cửa cũng như các dụng cụ đồ chơi sạch sẽ sau mỗi khi trẻ chơi.

 

BÁC SĨ CK I NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKI Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

 

☎️  HÃY ĐẶT LỊCH HẸN NGAY với các Bác sĩ chuyên khoa nhi của SIM MED để được chẩn đoán và điều trị sớm. Hotline tư vấn và đặt hẹn: 1900 25 25 35, Hoặc INBOX ngay cho SIM MED để được hỗ trợ nhanh chóng!

 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức