Alternate Text
Tin tức nhi khoa
Tin tức nhi khoa

TRẺ BỊ SỐT PHẢI LÀM SAO

tre-bi-sot-phai-lam-sao

TRẺ BỊ SỐT PHẢI LÀM SAO?

Sốt thường không có hại, chứng tỏ hệ miễn dịch của cơ thể đang làm việc tốt, có khả năng chiến đấu chống lại bênh tật và nhiễm trùng. Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Thân nhiệt trên 38 độ C là sốt.

1Dấu hiệu và triệu chứng của sốt

Khi đứa trẻ sốt, bé có thể thấy nóng, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, thậm chí khát nước hơn bình thường. Một vài trẻ chỉ có sốt, không có triệu chứng gì khác. Tuy nhiên đa phần các trẻ đều có triệu chứng kèm theo gợi ý nguyên nhân sốt như đau tai, đau họng, nổi ban da, hoặc đau bụng,…

  • Đến bác sĩ ngay khi trẻ có sốt kèm:
  • Trẻ có vẻ mệt, lừ đừ, hoặc quấy khóc bứt rứt.
  • Trẻ có những triệu chứng khác như : cứng cổ, đau đầu nhiều, đau họng nhiều, đau tai, khó thở, ban da, nôn ói nhiều hoặc tiêu chảy.
  • Trẻ có bênh về hệ miễn dịch : bệnh hồng cầu hình liềm, ung thư, hoặc đang uống thuốc Steroids hoặc những thuốc khác có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.
  • Trẻ bị co giật
  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng sốt trên 38 độ C (100.4 độ F).
  • Trẻ sốt cao liên tục trên 40 độ C (104.0°F ) 
  • Bạn cũng nên đi khám trong trường hợp:
  • Sốt đã giảm nhưng trẻ vẫn mệt mỏi, lừ đừ, ít chơi
  • Sốt kéo dài trên 24 tiếng ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
  • Sốt trên 3 ngày ở trẻ lớn hơn.

2Các Cách đo bằng nhiệt kế điện tử:

  • Đo nhiệt độ ở nách
  • Dễ làm nhất, đo được cho mọi lứa tuổi
  • Không chính xác bằng nhiệt độ hậu môn
  • Đo nhiệt độ hậu môn: Là phương pháp đo chính xác nhất, thường dùng cho trẻ dưới 1 tuổi
  • Làm sạch bằng cách lau chùi với cồn hoặc xà phòng, rồi xả lại với nước, không xả bằng nước nóng.
  • Bôi trơn đầu của nhiệt kế.
  • Để trẻ nằm sấp hoặc ngửa trên đùi bạn hoặc trên một mặt phẳng cứng như hình bên dưới
  • Mở nhiệt kế lên và đặt vào lỗ hậu môn của trẻ, sâu khoảng 1- 1,25 cm. Giữ nhiệt kế trong hậu môn chừng 1 phút cho đến khi bạn nghe tiếng bíp báo hiệu. Lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả.
  • Nhớ đánh dấu nhiệt kế hậu môn để không nhầm lẫn 
  • Đo nhiệt độ ở miệng
  • Áp dụng với trẻ trên 4 tuổi 
  • Làm sach đầu của nhiệt kế bằng xà phòng hoặc cồn rồi xả sạch lai bằng nước mát.
  • Mở nhiệt kế lên và để đầu nhiệt kế và dưới lưỡi trẻ. Giữ 1 phút cho đến khi nghe tiếng bíp, và đọc kết quả.
  • Nếu trước đó trẻ có ăn uống đồ nóng hoặc lạnh thì nên chờ 15 phút sau mới được đo nhiệt độ ở miệng

3Chăm sóc trẻ bị sốt:

  • Cần làm gì khi trẻ bị sốt:
  • Giữ cho nhiệt độ căn phòng nơi trẻ nghỉ ngơi luôn thoáng mát.
  • Mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng khí.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nước trái cây hoặc dung dịch điện giải.
  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi, không hoạt động quá sức. 
  • Ở những trẻ trên 6 tháng bị sốt, hãy quan sát trẻ. Nếu trẻ ăn uống, ngủ, hoặc có thể chơi đùa như bình thường thì chưa cần điều trị gì thêm.
  • Không nên tắm trẻ hay lau khăn ướt khi trẻ đang sốt, bởi vì nước lạnh có thể làm trẻ run và tăng thân nhiệt nhiều hơn.
  • Tuyệt đối không lau người trẻ bằng cồn.
  • Hạ sốt bằng thuốc: Acetaminophen và Ibuprofen là thuốc an toàn và hiệu quả để giảm đau và hạ sốt. Có thể mua thuốc này ở nhà thuốc mà không cần toa, tuy nhiên cần lưu ý:  
  • Acetaminophen không nên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Ibuprofen không nên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng, hoặc đang nôn ói hoặc mất nước.
  • Không dùng aspirin để hạ sốt vì các tác dụng phụ như đau bụng, xuất huyết tiêu hóa và hội chứng Reye. Hội chứng Reye thường nặng và có ảnh hương đến gan và não bộ.
  • Nếu trẻ ói nhiều và không ăn uống được, có thể dùng hạ sốt nhét hậu môn.
  • Nếu trẻ đang uống các loại thuốc khác mà trong thành phần của thuốc đã có acetaminophen hoặc  ibuprofen, xin hãy báo cho bác sĩ của bạn biết.

Trẻ bị sốt cao co giật bố mẹ nên làm gì: 

Trẻ em từ 6 tháng tuổi - 6 tuổi, sốt cao có thể khởi phát 1 cơn co giật. Trẻ có thể co giật, gồng người, trợn mắt, da có thể xanh tái trong vài phút, tự khỏi, thường lành tính.

Xử trí cơn co giật do sốt tại nhà:

  • Đặt trẻ nằm trên giường hoặc sàn nhà, tránh xa các vật cứng hoặc sắc nhọn.
  • Xoay đầu trẻ nghiêng về một bên để nước bọt hoặc chất nôn có thể chảy ra ngoài.
  • Không để bất cứ vật gì vào miệng trẻ, kể cả ngón tay của bạn.
  • Cần đến bác sĩ khám ngay, nhất là đối với các trẻ sốt cao co giật lần đầu. 

Lưu ý : Dùng thuốc hạ sốt không giúp phòng ngừa trước cơn co giật xảy ra khi trẻ sốt.

BÁC SĨ CK II NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG

Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..

Tại SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.

Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP &  BV Nhi đồng 1

BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...

Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.


Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức