Alternate Text
Tin tức nội khoa
Tin tức nội khoa

Bí quyết sống lâu, sống khoẻ với Bệnh đái tháo đường

bi-quyet-song-lau-song-khoe-voi-benh-dai-thao-duong

Bí quyết sống lâu, sống khoẻ với Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe dễ mắc phải hiện nay. Bệnh không thể điều trị dứt điểm và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu có hướng can thiệp đúng cách và thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, người bệnh hoàn toàn có thể duy trì tình trạng sức khỏe ổn định. Vậy làm cách nào để sống lâu, sống khỏe với bệnh đái tháo đường? Cùng Dr.SIM Med đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! 

1 Bệnh đái tháo đường là gì? 

Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường. Lý do là vì cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân này.

Hiện nay, bệnh đái tháo đường được chia làm hai nhóm chính: 

  • Đái tháo đường type 1: Đây là trường hợp cơ thể không sản xuất đủ insulin, một hormone cần thiết để điều chỉnh mức đường huyết. Thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể gặp phải ở người lớn. 

  • Đái tháo đường type 2: Đây là dạng phổ biến hơn của bệnh đái tháo đường, thường xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả (kháng insulin) hoặc không sản xuất đủ insulin. Nguyên nhân xuất phát từ lối sống kém khoa học, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và cân nặng quá mức. Có thể  xảy ra ở mọi lứa tuổi. 

Ngoài ra, còn có một số dạng khác của bệnh đái tháo đường như đái tháo đường thai kỳ (xảy ra trong thai kỳ và thường sẽ hết sau khi sinh), đái tháo đường thứ phát, đái tháo đường do di truyền.

2 Mức độ nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến năm 2021, trên thế giới có khoảng 422 triệu người đang sống chung với bệnh đái tháo đường, tăng gấp 4 lần kể từ năm 1980. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành trên toàn cầu là khoảng 8.8% vào năm 2019, và con số này dự đoán sẽ tăng lên 10.2% vào năm 2030. Ước tính sẽ có đến 1,5 triệu ca tử vong diễn ra mỗi năm. 

Trong đó, đái tháo đường type 2 chiếm đến 90% tổng số ca mắc. Sự gia tăng chóng mặt của bệnh lý đái tháo đường xuất phát từ sự gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì và thiếu hoạt động thể chất. Đặc biệt, bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ và tổn thương thận. 

3 Bí quyết sống chung với bệnh đái tháo đường ?

Muốn sống chung với bệnh đái tháo đường, người bệnh phải có sự kiên nhẫn và tính kỷ luật. Dưới đây là một số cách để bạn có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh: 

4 Chủ động theo dõi lượng đường huyết 

Hiện nay, đo đường huyết bằng máy đo cá nhân là phương pháp tin cậy được Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyên dùng. Người bệnh có thể chủ động theo dõi đường huyết tại nhà bằng loại máy này, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, vừa tiết kiệm thời gian và công sức. 

Tốt nhất, người bệnh nên theo dõi đường huyết hằng ngày, ghi chép lại kết quả vào sổ tay, để nắm bắt kịp thời sự biến động của cơ thể. Từ đó, người bệnh có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp khi điều trị bệnh đái tháo đường. 

5 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh 

Bí quyết sống lâu sống khoẻ với bệnh Đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh mãn tính, người bệnh phải chấp nhận sống chung với loại bệnh này suốt đời. Vì vậy, người bệnh cần chú trọng xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ các nhóm chất. Có thể lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, ... 

  • Tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như bánh kẹo, đồ uống có đường, ...

  • Bổ sung các loại rau củ không chứa tinh bột như cải xanh, bông cải xanh, cà rốt, …

  • Ưu tiên nguồn protein lành mạnh như thịt nạc, cá, đậu, và các sản phẩm từ sữa ít béo

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chất béo bão hòa như thịt mỡ, bơ, ...

  • Tránh xa các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để duy trì mức đường huyết ổn định

  • Tính toán và kiểm soát lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn.

Bí quyết sống lâu sống khoẻ với bệnh đái tháo đường

6 Thường xuyên rèn luyện sức khỏe 

Người bệnh đái tháo đường cần tăng cường các hoạt động rèn luyện thể chất phù hợp với sức khỏe của bản thân. Theo đó, các bộ môn như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, ... sẽ hỗ trợ người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe một cách nhanh chóng. Để đạt kết quả tốt nhất, người bệnh nên tập luyện ít nhất khoảng 150 phút/ tuần và nâng cao cường độ tập luyện theo thời gian. 

7 Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ là việc làm vô cùng quan trọng mà các bệnh nhân đái tháo đường không nên bỏ qua. Thông qua quá trình này, mọi người có thể biết được chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân, lượng đường huyết trong cơ thể và đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt, thăm khám định kỳ còn giúp người bệnh tầm soát được các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra. Từ đó, có sự can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có. 

Phòng khám đa khoa SIM Med là cơ sở y tế uy tín trên địa bàn quận Tân Phú, với:

  • Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh lý về đái tháo đường

  • Trang thiết bị nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Nhật, ... cùng hệ thống máy móc siêu âm hiện đại, đạt chuẩn quốc tế hỗ trợ tốt cho bác sĩ chẩn đoán bệnh.

  • Phòng khám khang trang, quy trình thăm khám tinh gọn.

Mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ Khám bệnh đái tháo đường ở thành phố Hồ Chí Minh, quý khách hàng có thể liên hệ theo hotline 1900 25 25 35  để được giải đáp và hẹn lịch thăm khám.

Danh sách tin tức