Alternate Text
Tin tức y tế
Tin tức tai mũi họng

CẢNH BÁO CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA AMIDAN CẤP

canh-bao-cac-bien-chung-nguy-hiem-cua-amidan-cap

CẢNH BÁO CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA AMIDAN CẤP

 

1 Viêm amidan cấp

 Amidan là tên gọi của một hệ thống tổ chức lympho, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi phát hiện thấy vi khuẩn tạo ra kháng thể thực bào bằng các men sinh hóa để tiêu diệt chúng, không cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong.

 Viêm amidan cấp tính là tình trạng viêm sung huyết và xuất tiết của amidan, lứa tuổi thường gặp ở trẻ em độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công vùng mũi họng, amidan phải hoạt động quá mức chống lại, từ đó xuất hiện phản ứng viêm, biểu hiện là tình trạng bị sưng, đỏ, đau.

 

2 Nguyên nhân của viêm amidan cấp

         Tất cả các nhiễm khuẩn lâm sàng viêm amydan cũng có thể gây ra do virus

•       Viêm amiđan cấp ở người trưởng thành: >90%

•       Viêm amiđan cấp (5-15 tuổi): 70%

Nếu có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém, nhạy cảm với thời tiết thay đổi đột ngột (nhiệt độ giảm nhanh khi mưa gió, độ ẩm cao, ...), môi trường ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi gây ra bệnh ở người lớn. Ngoài ra, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh kém, có các ổ viêm nhiễm vùng họng, miệng như sâu răng, viêm lợi, sẽ là nơi ẩn náu và phát triển của vi khuẩn, gây ra bệnh ở trẻ nhỏ.

 

3 Dấu hiệu của viêm amidan cấp

  • Sốt: 39- 40 độ C
  • Đau họng
  • Hôi miệng
  • Khó nuốt hoặc nghẹn cổ
  • Nổi hạch ở cổ
  • Thở bằng miệng, ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ
  • Các mảng trắng, mủ và/hoặc đỏ amidan
  • Phát ban đỏ mịn trên cơ thể cho thấy bệnh ban đỏ có thể làm phức tạp thêm một trường hợp viêm amidan. Những triệu chứng này thường hết sau 3-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 2 tuần, ngay cả khi được điều trị.

 

4 Biến chứng

a.Bệnh tinh hồng nhiệt

- Do độc tố của liên cầu trùng gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, Amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Amidan có giả mạc. Bệnh này dẫn đến biến chứng viêm tai giữa hoại tử các xương con.

b.Viêm khớp cấp 

- Dấu hiệu Amidan có thể khiến bệnh nhân bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.

c.Viêm cầu thận

- Tần suất bệnh viêm cầu thận sau viêm Amidan khoảng 24%, và chuyển thành viêm thận cấp sau đó. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.

d.Áp xe quanh Amidan

- Trường hợp viêm Amidan nhiều lần thường dẫn đến áp xe quanh Amidan. Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được.

- Khám họng phát hiện “khẩu cái mềm" bên áp xe bị đẩy ra trước, sờ mềm. Khi rạch dẫn lưu nhiều mủ đặc rất thối trong ổ áp xe.

e.Biến chứng tại chỗ

Triệu chứng của Amidan:  bị viêm không chỉ khiến người bệnh khó chịu khi quá trình viêm đang hoạt động mà nó gây ra biến chứng tại Amidan nặng nề hơn.

  • Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở hơn, đặc biệt khi ngủ
  • Tình trạng nhiễm trùng sẽ lan sang các mô tế bào quanh Amidan
  • Xuất hiện viêm Amidan hốc mủ, có nhiều lớp trắng đục như mủ, hình thái như bã đậu bám tại thành họng và lưỡi.

f.Biến chứng toàn thân

  • Trong trường hợp căn nguyên gây biểu hiện viêm Amidan là vi khuẩn. Đặc biệt là liên cầu tan huyết beta nhóm A mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng căn nguyên có thể dẫn đến thấp khớp hoặc viêm cầu thận.

Biến chứng nguy hiểm của viêm amidam

5 Điều trị

 Viêm Amidan nên được phẫu thuật trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân viêm Amidan mạn tính, một năm tái phát nhiều lần, khoảng 5-6 lần
  • Viêm Amidan đã gây ra biến chứng viêm xoang, viêm mũi, viêm khớp, hay viêm cầu thận
  • Triệu chứng của Amidan bị viêm quá phát, khiến bệnh nhân khó thở, nói khó Các phương pháp phẫu thuật hiện nay rất tiên tiến và nhanh chóng, đây cũng là phương pháp điều trị rất hiệu quả, giảm triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.

6 Phòng ngừa:

  • Tiêm phòng các loại vắc xin như cúm, sởi, liên cầu khuẩn nhóm A
  • Luôn giữ vệ sinh miệng, họng
  • Tăng cường các loại vitamin để tăng sức đề kháng
  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà, đến nơi đông người
  • Hạn chế sờ tay lên mắt, miệng, mũi
  • Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn mỗi khi đi ra ngoài về, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đối với người có tính chất công việc nặng sức, cần có chế độ dinh dưỡng tốt
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá, … tránh tình trạng tổn thương vùng họng
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, duy trì sức khỏe thể chất.

Quý khách hàng cần tư vấn dịch vụ khám amidam tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc cần khám khoa tai mũi họng vui lòng gọi số hotline 1900 2525 35 hoặc inbox Fanpage SIM Medical Center để đưa ra phác đồ điều trị chính xác, kịp thời cho khách hàng!



 Phòng khám đa khoa quận tân phú uy tín - SIM MED

Danh sách tin tức