Alternate Text
Tin tức y tế
Tin tức nội khoa

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – SÁT THỦ ÂM THẦM AI CŨNG NÊN PHÒNG TRÁNH

dai-thao-duong-sat-thu-am-tham-ai-cung-nen-phong-tranh

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – SÁT THỦ ÂM THẦM AI CŨNG NÊN PHÒNG TRÁNH

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Châu Hồ Minh Quân - Bác sĩ chuyên bệnh lý Thận tiết niệu - Đái Tháo đường – Phòng khám đa khoa SIM Med

Đái tháo đường hay còn gọi Tiểu đường (tên tiếng Anh là Diabetes) là một bệnh lý vô cùng phổ biến hiện nay và đang gây sức ép lên ngành y tế toàn thế giới. Bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát có thể gây biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, hoại tử dẫn đến phải đoạn chi, suy thận, gây nguy cơ tim mạch và thậm chí đột quỵ. Hãy cùng Dr. SIM Med tìm hiểu về bệnh đái tháo đường và cách phát hiện sớm, kiểm soát nguy cơ dẫn đến các biến chứng đáng tiếc, giúp người bệnh chung sống an toàn cùng chứng bệnh thời đại này. 

1Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường (glucose) trong máu, dẫn đến tình trạng đường huyết cao. Bệnh có liên quan mật thiết với nồng độ insulin - một loại hormone giúp điều chỉnh đường huyết bằng cách cho phép các tế bào hấp thu glucose từ máu để sử dụng làm năng lượng. 

Khi cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà tuyến tụy sản xuất ra, lượng đường hấp thu vào cơ thể sẽ bị tăng cao và tiến triển thành bệnh đái tháo đường.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2021, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương gần 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó hơn 55% bệnh nhân đã biến chứng và chỉ có 23,3% bệnh nhân trong số đó đang được theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế.

Điều này thực sự đáng lo ngại bởi đây là 1 căn bệnh mãn tính, âm thầm phá hủy sức khỏe người bệnh, để lại rất nhiều biến chứng không thể hồi phục. 

2Các loại (type) bệnh đái tháo đường

Theo phân loại của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ 2023 (ADA 2023) có bốn dạng đái tháo đường khác nhau, bao gồm:
Đái tháo đường type 1: Đây là loại đái tháo đường tự miễn, do sự phá hủy tế bào beta ở tuyến tụy (tế bào tiết insulin), dẫn đến thiếu hụt insulin hoàn toàn. Loại đái tháo đường này bao gồm cả đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn (đái tháo đường type 1.5 hay còn gọi LADA). Đây là dạng chiếm 10% trong tổng số ca bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường type 2: Đây là loại đái tháo đường do sự giảm dần chức năng tiết insulin của tế bào beta đảo tụy không do nguyên nhân/cơ chế tự miễn dịch, thường gặp trên nền đề kháng insulin & hội chứng chuyển hóa. Đây là dạng thường gặp nhất -  chiếm khoảng 90% số ca bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường do các nguyên nhân khác: Đây là loại đái tháo đường do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm đái tháo đường đơn gen (đái tháo đường sơ sinh và đái tháo đường khởi phát ở người trẻ tuổi), bệnh tụy ngoại tiết (xơ nang và viêm tụy) hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc/hoá chất (glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô).
Đái tháo đường thai kỳ: Đây là dạng đái tháo đường không biểu hiện rõ trước khi mang thai, thường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Các dạng đái tháo đường

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường mà người bệnh cần biết?
Biến chứng cấp tính, bao gồm :
- Nhiễm toan ceton
- Hạ đường huyết
- Tăng áp lực thẩm thấu

Biến chứng mạn tính: gây biến chứng lên mạch máu nhỏ, mạch máu lớn hoặc cả 2:
- Biến chứng mạch máu nhỏ gây ra các tổn hại: Bệnh lý võng mạc đái tháo đường; bệnh lý thận đái tháo đường; bệnh lý thần kinh đái tháo đường; nhiễm khuẩn vết thương đặc biệt dễ xảy ra ở chi dưới
- Biến chứng mạch máu lớn, thường do xơ vữa động mạch và gây ra các tổn hại: bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim); mạch máu não (đột quỵ); bệnh động mạch ngoại biên, thường mắc phải ở chi dưới

Điều đáng sợ của bệnh tiểu đường là bệnh âm thầm hủy hoại mạch máu trong nhiều năm, và giờ phút các bệnh do mạch máu đã bị tổn hại phát ra thì có trường hợp không còn cơ hội cứu vãn như đột quỵ hoặc hoàn toàn mất chất lượng cuộc sống do tổn thương không hồi phục được như suy thận… 

Vì vậy đối với bệnh tiểu đường, người bệnh cần tuyệt đối tránh câu “Phải thấy quan tài mới đổ lệ”, vì khi đó có thể đã để lại nhiều niềm hối hận cho cả người bệnh và gia đình.   

3Những ai cần chú ý tầm soát bệnh tiểu đường?

- Có tiền sử gia đình bị tiểu đường loại 2
- Thừa cân, béo phì
- Bị gan nhiễm mỡ
- Bị rối loạn lipid máu, HDL thấp và triglyceride cao
- Tiền sử tiểu đường thai kỳ
- Bị tăng huyết áp
- Tiền sử bệnh tim mạch
- Tiền sử có suy giảm điều hòa glucose – Tiền đái tháo đường

4Những dấu hiệu ban đầu nào thể hiện nguy cơ bị tiểu đường? 

Người > 35 tuổi hoặc thuộc nhóm có nguy cơ bị tiểu đường nên đi tầm soát để có thể được phát hiện và điều trị sớm bệnh nếu thấy các dấu hiệu sau:
- 4 nhiều: đói nhiều, khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều
- Bị mờ mắt 
- Hay bị chuột rút ở bắp chân, ngón chân
- Thèm ngọt bất thường, thường xuyên tìm đồ ngọt ăn vặt
- Vết thương dù nhỏ cũng khó lành
- Mệt mỏi bất thường
- Dấu gai đen (những mảng da sẫm màu ở cổ, nách, khuỷu tay thể hiện mắc rối loạn chuyển hóa đường huyết)

5Các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường là gì?


Xem chi tiết ở hình sau

Các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường

👉 Hiện nay có các thiết bị đo đường huyết tại nhà giúp người bệnh tự theo dõi để kiểm soát bệnh, nhưng vẫn cần định kỳ thực hiện xét nghiệm tại trung tâm y tế uy tín để có kết quả đối chứng được thực hiện từ các trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị đái tháo đường hiệu quả.

👉 Nếu trong gia đình bạn có dấu hiệu mắc tiểu đường, xin đừng chần chừ trong việc tầm soát nó. Chỉ cần 1 buổi thăm khám và chi phí ngang với 1 thùng bia, bạn và người thân yêu sẽ ngay lập tức gỡ bỏ nỗi lo lắng vô hình và an tâm vui sống 364 ngày còn lại. 

SIM Medical Center luôn lắng nghe và sẵn sàng hỗ trợ bạn khi cần thiết, hãy nhấc máy và cho chúng tôi biết vấn đề của bạn. 

Tầm soát đái tháo đường
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách tin tức