VIÊM MIỆNG


VIÊM MIỆNG
1VIÊM MIỆNG LÀ GÌ ?
-
Vết loét nông trong miệng và bên trong môi, lợi.
-
Nguyên nhân không được biết, có thể liên quan tới chấn thương từ vết cắn bên trong má hoặc môi hoặc tổn thương mô miệng trong lúc đánh răng.
-
Các vết loét này không lây nhiễm.
2TẠI SAO BỊ VIÊM MIỆNG ?
-
Có thể do nhiễm virus Herpes simplex, bệnh viêm miệng, bệnh tay chân miệng, bệnh tưa miệng. Herpes simplex là 1 loại virus gây nhiễm trùng đa dạng ở các lứa tuổi khác nhau.
-
Ở trẻ nhỏ hầu hết gây bóng nước trong miệng, quanh môi, trên da vùng tiếp xúc với miệng.
-
Virus có thể phát tán từ trẻ em hoặc người lớn không có triệu chứng.
-
Sau lần nhiễm đầu tiên, virus tồn tại trong cơ thể và không có triệu chứng. Bệnh tái phát khi có yếu tố kích hoạt như: căng thẳng, lạnh, ánh sáng mặt trời.
3BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ GÌ?
Do virus enterovirus có thể gây ra các ban ở tay, chân, loét nông phía trên ở trong miệng.
4TƯA MIỆNG LÀ GÌ?
Là các mảng màu trắng phía trên, bên trong má, lợi, lưỡi, gây ra nấm
5NHỮNG DẤU HIỆU TRIỆU CHỨNG VIÊM MIỆNG LÀ GÌ?
Nhiễm Herpes là dạng nặng nhất trong các nguyên nhân gây viêm miệng. Bệnh có thể gây ra:
-
Sốt
-
Quấy khóc
-
Hạch sưng mềm
-
Bóng nước đau, nhỏ, chứa đầy dịch có ở trong miệng, lợi, môi
-
Mụn nước chảy dịch, máu và chậm đóng vảy
Loét miệng và tay chân miệng có thể gây đau khi ăn, nuốt hoặc chảy nước dãi nhiều bởi vì đau khi nuốt nước bọt
Tưa miệng hiếm khi gây khó chịu trừ nhiễm trùng nặng.
7LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT?
-
Đối với bệnh viêm miệng: không điều trị gì ngoài giảm đau, bệnh sẽ tự hết trong 1-2 tuần
-
Sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen 10-15 mg/kg/lần hoặc ibuprofen 10mg/kg/ngày.
-
Rửa tay sau khi chăm sóc trẻ.
-
Vệ sinh đồ chơi, núm vú hay vật dụng của trẻ có tiếp xúc với nước dãi.
-
Hạn chế tiếp xúc với vết loét miệng, nếu tiếp xúc phải rửa tay ngay với xà phòng.
8TRẺ CÓ CẦN CÁCH LY HAY KHÔNG?
- KHÔNG trừ khi trẻ có những tiêu chuẩn sau:
-
Trẻ có loét miệng, không kiểm soát chảy nước dãi, tay chân miệng
-
Trẻ không thể tham gia nhóm và nhân viên xác định không thể chăm sóc cho sức khỏe và an toàn cho trẻ khác.
-
Trẻ đi học lại khi: không chảy nước dãi và nhân viên xác định không làm ảnh hưởng tới việc chăm sóc sức khỏe, an toàn trẻ khác.
BÁC SĨ CK II NGUYỄN KHÁNH LINH BÁC SĨ CHUYÊN BỆNH LÝ NHI KHOA - TƯ VẤN TIÊM CHỦNG
Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại 2 bệnh viện lớn là bệnh viện Nhi đồng 1 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: Sốt, các bệnh lý Hô hấp, Hen suyễn, Dị ứng, các bệnh lý Tiêu hóa, Nhiễm trùng tiểu, Viêm kết mạc..
Tại Phòng khám nhi SIM Medical Center, Bác sĩ Nguyễn Khánh Linh có ưu thế về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Thận Nội tiết Nhi như: Tiểu đường ở trẻ em, bệnh lý Tuyến giáp, Dậy thì sớm, Béo phì... cũng như tư vấn tiêm chủng và dinh dưỡng cho trẻ.
Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Linh gần 10 năm kinh nghiệm chuyên về các bệnh lý Nhi Khoa từng làm việc tại BV Nhi đồng TP & BV Nhi đồng 1
BÁC SĨ CKI NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên bệnh lý nhi khoa - Bác sĩ dinh dưỡng
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại Học Y Dược Tp.HCM và có cơ hội học tập cũng như thực hành lâm sàng chuyên về các bệnh lý của trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ có kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các bệnh lý tổng quát thường gặp ở trẻ em như: sốt, các bệnh lý hô hấp, hen suyễn, dị ứng, các bệnh lý tiêu hóa, nhiễm trùng tiểu, ...
Đặc biệt Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương có điểm mạnh về khám tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho các bệnh nhi bị suy dinh dưỡng, béo phì, biếng ăn, tiền dậy thì, dậy thì.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Phương hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa Nhi