Alternate Text
Tin tức nội khoa
Tin tức nội khoa

BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

benh-vong-mac-dai-thao-duong

BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bệnh võng mạc đái tháo đường là một biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường, xảy ra ở cả những bệnh nhân mắc đái tháo đường type 1 và type 2. Điều đáng nói ở đây là bệnh tiến triển rất âm thầm, một khi đã có những triệu chứng rõ ràng thì võng mạc có thể đã tổn thương rất nặng. Chính vì thế cần tầm soát để phát hiện và điều trị sớm ngay khi còn có thể. Bệnh võng mạc đái tháo đường là gì? Bệnh võng mạc đái tháo đường là bệnh do bệnh lý đái tháo đường ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu, thần kinh võng mạc. Bệnh gây tổn thương ở võng mạc và có thể dẫn đến mù lòa.Nguyên nhân của bệnh võng mạc đái tháo đường, Khi bị mắc đái tháo đường thì lượng đường trong cơ thể người bệnh sẽ tăng cao, cơ chế sinh bệnh phức tạp gây nên tổn thương, tắc nghẽn các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc. Lúc này cơ thể phản ứng bằng cách sinh ra các mạch máu mới để hỗ trợ cung cấp máu. Tuy nhiên các mạch máu này lại rất dễ bị rò rỉ, dễ vỡ dẫn đến các biến chứng ở võng mạc. Phân loại bệnh võng mạc đái tháo đường như sau:

 

Bệnh võng mạc Đái tháo đường

 

1Bệnh lý hoàng điểm do đái tháo đường

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm thị lực ở bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là thể bệnh không phụ thuộc insulin (đái tháo đường type 2). Độ tuổi thường mắc bệnh nhất là từ 50 đến 70 tuổi.

Khi bệnh đái tháo đường làm tổn thương các vi mạch võng mạc, sẽ làm ứ dịch vùng hoàng điểm (vùng nằm ở giữa võng mạc, phụ trách phân biệt màu sắc, hình ảnh). Lúc này vùng hoàng điểm bị phù, đôi khi còn tạo thành nang hoặc kèm theo tổn thương do thiếu máu cục bộ.

2Bệnh lý võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh


Từ sự thiếu máu võng mạc trong thời gian dài sẽ dẫn đến các tổn thương võng mạc. Nếu những tổn thương này chưa xâm lấn đến vùng hoàng điểm thì bệnh nhân chưa nhận thấy thị lực giảm. Vì vậy, dù tổn thương võng mạc khá nặng nhưng người bệnh vẫn chưa nhận biết được bệnh võng mạc đái tháo đường. Do đó, họ thường không đi khám và điều trị.

3Bệnh lý võng mạc đái tháo đường giai đoạn tăng sinh

Giai đoạn này võng mạc bị tổn thương nặng nề, gây chảy máu tái phát liên tục, kèm theo là do tăng sinh các mạch máu mới bất thường, có thể dẫn đến tổ chức hóa và co kéo dịch kính võng mạc. Hậu quả là võng mạc bị tổn thương nặng nề, rách hoặc bong, xuất huyết dịch kính, thị lực giảm trầm trọng và có thể gây mù.

a.Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường


Nguy cơ mắc và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm sẽ càng cao, nếu như có các yếu tố:

▫ Mắc đái tháo đường lâu năm
▫ Đường huyết cao, dao động
▫ Bệnh lý đi kèm: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu

Để hạn chế tình trạng biến chứng võng mạc đái tháo đường, bệnh nhân cần chú trọng đến việc kiểm soát đường huyết làm chậm sự tiến triển của bệnh.

b. Những triệu chứng thường gặp của bệnh võng mạc đái tháo đường

Hầu hết khi mắc bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng. Cho đến khi mắt đã bị tổn thương võng mạc nặng, bệnh nhân có những dấu hiệu dưới đây:

▫ Nhìn mờ
▫ Nhìn hình biến dạng
▫ Khó phân biệt được màu sắc
▫ Thấy chớp sáng

Các triệu chứng diễn tiến nặng hơn theo thời gian, vì vậy bệnh nhân mắc đái tháo đường nên đi khám mắt định kỳ hàng năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm bệnh lý võng mạc đái tháo đường và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không thể phục hồi.

Triệu chứng bệnh võng mạc đái tháo đường

 

c. Giải pháp để điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Để chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường, có thể dựa vào phương pháp soi đáy mắt, chụp ảnh màu đáy mắt giúp phân loại mức độ nặng của bệnh võng mạc. Sau đó dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm phương pháp tầm soát hoặc điều trị phù hợp.

Hiện nay đang có 3 phương pháp: tiêm nội nhãn thuốc chống tân mạch, thuốc chống phù hoàng điểm; dùng laser quang đông võng mạc hoặc phẫu thuật để điều trị các biến chứng.

Trong số đó, phương pháp điều trị cơ bản và đơn giản, và hiệu quả nhất vẫn là tiêm thuốc nội nhãn.

Đối tượng tầm soát bệnh võng mạc đái tháo đường

 

d. Quy trình khám tầm soát võng mạc đái tháo đường

1. Khám tổng quát về mắt để đánh giá chức năng chung của mắt
2. Khám đáy mắt và chụp hình đáy mắt để nhận định tổn thương.
3. Trong trường hợp xuất hiện tổn thương thì bác sĩ sẽ chụp OCT hoặc chụp mạch máu huỳnh quang để đánh giá.

👉 Tại SIM Medical Center, chúng tôi có đội ngũ bác sĩ Nhãn khoa tay nghề cao được đào tạo tại Nhật Bản và hệ thống máy móc tối tân cho phép chẩn đoán chính xác, điều trị bệnh lý mắt ở mọi độ tuổi.

Với phương châm “Mắt sáng, Tâm an” chúng tôi luôn sẵn sàng chăm sóc và mang lại ánh sáng cho đôi mắt của bạn và người thân.

 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Danh sách tin tức