Alternate Text
Tin tức y tế
Tin tức nội khoa

PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ

phong-ngua-dot-quy

PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ

Tham vấn y khoa: THẠC SĨ - BÁC SĨ NGUYỄN ẢNH ĐẠT - Bác sĩ chuyên Thần kinh giảm đau - Y học gia đình – Phòng khám đa khoa SIM Med

1Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ - Stroke - hay Tai biến mạch máu não xảy ra khi nguồn máu lên não bị gián đoạn hay bị giảm do rối loạn tuần hoàn máu não làm não bị thiếu oxy, thiếu dinh dưỡng nuôi các tế bào, và chỉ trong vài phút không được tưới máu các tế bào não sẽ chết. Do vậy thời gian phát hiện và can thiệp trong 6 giờ đầu – thời gian vàng để cứu bệnh nhân, sẽ quyết định mức độ hồi phục hay khả năng sống sót của người bị đột quỵ.

Tại Hội nghị quốc tế về Đột quỵ tổ chức tại Hà Nội vào 11-2022, Bộ Y Tế cho biết có khoảng 200.000 ca đột quỵ mới hàng năm ở Việt nam, và theo nghiên cứu của PGS. TS Mai Duy Tôn, GĐ Trung Tâm Đột quỵ bệnh viện Bạch Mai thì 7,2% người Đột quỵ có tuổi dưới 45, điều này đáng để lo lắng vì đây là độ tuổi lao động chính của gia đình và xã hội.

Hãy cùng Dr Sim Med tìm hiểu về bệnh Đột quỵ và cách phòng ngừa bệnh nguy hiểm này để bảo vệ bản thân và gia đình bạn!

 

2Nguyên nhân dẫn tới đột quỵ và di chứng đột quỵ là gì?

Số liệu từ Hội Nghị Đột Quỵ Quốc Tế 2022 tại Hà Nội cho thấy tại Việt nam, Đột quỵ do tắc nghẽn động mạch dẫn đến thiếu máu cục bộ, còn gọi là nhồi máu não chiếm 76% nguyên nhân, 24% còn lại do vỡ mạch máu não hay gọi là chảy máu não.

🛡 Các di chứng từ đột quỵ:

- Suy yếu hoạt động tay chân một bên
- Liệt một bên
- Méo miệng, nói ngọng
- Liệt tứ chi, bất động dẫn đến bệnh lý huyết khối tắc mạch, loét, mất cơ, nhiễm trùng tiết niệu, …
- Suy giảm nhận thức, lú lẫn
- Xẹp phổi, viêm phổi, rối loạn nuốt, …

👉Đột quỵ là một bệnh diễn biến đột ngột và để lại những di chứng nặng nề kéo dài cho người bệnh và gia đình, nếu được phát hiện và được can thiệp y tế càng sớm - 6 giờ vàng - thì cơ hội sống và hồi phục cho người bệnh càng cao, vì vậy nhận biết các dấu hiệu của người bị đột quỵ, cách phản ứng khi có người bị đột quỵ và các đối tượng trong gia đình có nguy cơ bị đột quỵ để phòng chống là những thông tin cần thiết cho mỗi người để chăm sóc bản thân và gia đình.

 

3Làm sao nhận biết dấu hiệu đột quỵ?

Hiệp hội tim mạch Mỹ AHA (American Heart Association) và nhiều tổ chức y tế dùng công thức BE FAST để dễ ghi nhớ các dấu hiệu giúp nhận biết sớm người bị đột quỵ (Xem chi tiết hình số 3)

4Cần phản ứng khi thấy người đột quỵ?

Điều cần làm ngay:
- Gọi cấp cứu
- Giữ người bệnh để tránh cho người bệnh bị té hay bị va đập
- Mở hết cửa cho thoáng hoặc đưa người bệnh đến chỗ thoáng
- Cho người bệnh nằm kê cao đầu, nếu thấy có dấu hiệu nôn thì cho nằm nghiêng đề phòng bị ngạt
- Nếu người bệnh còn nhận thức, đặt câu hỏi kiểm tra theo BE FAST để báo cáo cho đội cấp cứu

e. Điều không nên làm


- Không để người bệnh một mình
- Không tự ý cho uống bất cứ thuốc gì
- Không để người bệnh nơi kín gió
- Không cạo gió, giác, châm cứu …

Những ai phải lưu ý đến nguy cơ đột quỵ?


Các nhóm đối tượng sau cần lưu ý nguy cơ đột quỵ:
- Tiền sử gia đình có người đột quỵ: Có thể do các bệnh nền có tính di truyền hoặc do thói quen ăn uống, sinh hoạt của gia đình

- Bệnh huyết áp cao: Gây ra các bất thường về mạch máu, dẫn đến các vấn đề tim mạch và não, ngoài việc hình thành huyết khối thì mạch máu não có thể bị vỡ dưới áp lực của sự thay đổi huyết áp lớn.

- Bệnh đái tháo đường: Gây tổn thương mạch máu nhỏ và mạch máu lớn, người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn người có lượng đường bình thường từ 2 đến 4 lần

- Người bị rối loạn Lipid máu: Cholesterol tăng cao, nhất là khi lượng LDL cholesterol (còn gọi là cholesterol xấu) tăng cao còn lượng HDL cholesterol (cholesterol tốt) lại thấp sẽ gây ra xơ cứng mạch máu, tăng nguy cơ máu đóng cục làm nghẽn mạch dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

- Người có các bệnh lý tim dễ dẫn đến tắc mạch: suy tim, rung nhĩ nhồi máu cơ tim cấp… có nguy cơ đột quỵ

- Người bị phình mạch trong sọ

- Người nghiện thuốc lá: Các hóa chất có hại trong khói thuốc lá gây xơ vữa động mạch, làm dày thành mạch, lưu lượng máu kém làm tăng nguy cơ hình thành máu đông dẫn đến đột quỵ. Theo số liệu từ Hội nghị Phòng chống tác hại thuốc lá tháng 8/2022, người hút trên 11 điếu một ngày có nguy cơ đột quỵ tăng 46% và hút trên 2 bao/ngày có nguy cơ tăng 5 lần so với người không hút.

- Người nghiện rượu: Theo báo cáo của Viện nghiên cứu sức khỏe đại học McMaster Canada, người uống trung bình trên 2 đơn vị rượu/ngày (1 đơn vị rượu = 30ml rượu mạnh/100ml rượu vang/330ml bia) có nguy cơ đột quỵ tăng 34% so với người không uống bia rượu.

- Người thừa cân béo phì: Chất béo dư thừa có thể gây viêm, làm cho lưu lượng máu kém, tắc nghẽn và gây ra đột quỵ, béo phì có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ đến 64% so với người bình thường

- Người đã bị đột quỵ trước đó

- Người từ 55 tuổi trở lên: là độ tuổi phải đối diện với các rồi loạn về chuyển hóa như rối loạn Lipid máu, …

🛡 Làm gì để ngăn ngừa đột quỵ?
- Kiểm soát tốt các bệnh nền như cao huyết áp, đái tháo đường
- Điều trị các bệnh về tim mạch
- Đảm bảo chỉ số BMI của cơ thể dưới 25
- Tăng cường hoạt động thể chất tối thiểu 30’ mỗi ngày
- Kiểm soát thức uống có cồn
- Nói không với thuốc lá

👉 Ngoài ra nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ nên đi khám tầm soát đột quỵ định kỳ để được điều trị ngăn ngừa đột quỵ. Tại Sim Med chúng tôi có các bác sĩ nhiều kinh nghiệm, tận tâm cùng các trang thiết bị y tế từ các nước phát triển cho độ chính xác cao giúp hỗ trợ cho chẩn đoán của các bác sĩ.

Để nhận tư vấn hoặc đặt lịch hẹn, quý khách liên hệ phòng khám đa khoa SIM Med, thông qua:
🔸 Facebook: facebook.com/PhongKhamSIMMED
🔸 Hotline: 1900 25 25 35

 
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA SIM MED
THỜI GIAN LÀM VIỆC: 7:30 - 17:00 hàng ngày (Thứ 2 - Chủ Nhật), Ngoài giờ (Khoa Nhi) 17:00 - 19:00 (Thứ 2 - Thứ 6)
Chuyên Khoa: Khoa Sản - Phụ, Khoa Nhi, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Mắt, Khoa Răng Hàm Mặt, Bác sĩ gia đình, Khám sức khỏe tổng quát, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêm chủng, Khám sức khỏe doanh nghiệp.
Địa Chỉ: Tòa nhà Richstar 2-RS5, 239-241 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Danh sách tin tức