GÃY XƯƠNG – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHẢN ỨNG
GÃY XƯƠNG NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHẢN ỨNG
Gãy xương ở người là một loại chấn thương khá phổ biến, có thể gặp ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào. Nguyên nhân ban đầu thường gặp do bị va đập mạnh vào vật cứng hoặc vật sắc nhọn dẫn đến phá vỡ cấu trúc của xương. Mặc dù đây chỉ là hiện tượng khá thông thường nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều khả năng không thể phục hồi hoàn toàn hoặc di chứng ảnh hưởng vĩnh viễn khả năng lao động, sinh hoạt hàng ngày.
1Gãy xương có hay xảy ra không?
Trong cuộc sống hằng ngày thường khó tránh khỏi việc té ngã hay chấn thương trong quá trình vận động. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ mà bị gãy xương, mà điều này phụ thuộc vào sức khỏe mỗi cá nhân và độ cứng chắc của xương. Khả năng gãy xương cao hơn nếu bản thân đã hoặc đang mắc bệnh về xương khớp trước đó.
Theo số liệu được cập nhật bởi hội Cơ xương khớp Việt Nam, hiện nay số người mắc các bệnh lý Cơ xương khớp tại Việt Nam đang đứng top đầu trên thế giới với hơn 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 80% người trên 85 tuổi mắc bệnh lý về Cơ Xương khớp. Đây cũng là 1 yếu tố nói lên sự chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp ở nước ta ở mức thấp, dễ dẫn đến nguy cơ cao bị gãy xương khi bị tác động từ vật thể mạnh.
2Đối tượng nào dễ có nguy cơ bị gãy xương
Người có Xương khỏe mạnh có khả năng phục hồi, chống lại va đập tốt. Tuy nhiên nguy cơ bị gãy xương sẽ rất dễ xảy ra đối với những người bị giảm mật độ xương, có xương xốp, xương giòn như:
- Người cao tuổi
- Ở Phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ đã từng sinh con nhiều lần
- Người từng mắc các bệnh lý xương khớp như loãng lương, lao xương…
- Người từng mắc các rối loạn nội tiết, phát triển xương
- Người từng sử dụng nhiều thuốc chứa corticoid như prednisone, cortisol, prednisolone hay dexamethasone, làm giảm việc hấp thu canxi của xương và tăng quá trình hủy xương
- Người ít khi tập thể dục – do xương không được kích thích, vận động thường xuyên nên không hấp thu đủ các khoáng chất, yếu hơn người bình thường
- Ở người hay sử dụng thuốc lá, uống rượu bia
Đối tượng có nguy cơ gãy xương
3Các nguyên nhân gãy xương thường gặp
Nguyên nhân gãy xương được chia thành 2 dạng sau đây:
• Gãy xương do bệnh lý là loại chấn thương xảy ra khi tác động một lực nhỏ lên vùng xương vốn đã bị suy yếu do bệnh lý cơ xương khớp như loãng xương, ung thư xương, lao xương…
• Gãy xương do căng thẳng: loại chấn thương xảy ra khi có một lực mạnh tác động lên vùng xương bình thường như khi bạn bị tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương khi đi thi đấu thể thao… hoặc do một áp lực vừa phải tái diễn nhiều lần ở một vị trí như chạy bộ đường dài, đi hành quân, múa ba lê…
4Phân loại gãy xương
Dựa theo cơ chế thương tổn, gãy xương được chia thành 4 loại gãy xương, bao gồm:
- Gãy xương không hoàn toàn: là xương chỉ bị tổn thương một phần như bị rạn xương, nứt xương chứ không bị đứt rời ra.
- Gãy xương hoàn toàn: là xương bị đứt liền ra, được chia thành 2 dạng
• Gãy kín (gãy xương đơn giản) : là tình trạng xương gãy và không tạo ra vết thương hở trên da.
• Gãy hở (gãy xương hỗn hợp): xảy ra khi xương bị gãy đâm xuyên qua da và tạo thành vết thương hở.
Dựa vào việc xác định đúng phân loại gãy xương, từ đó nhân viên y tế hoặc người sơ cấp cứu có thể giúp hướng xử lý, kỹ thuật sơ cứu phù hợp với từng loại gãy xương giúp hạn chế thương tổn cho nạn nhân.
5Những dấu hiệu nhận biết gãy xương
Khi bị chấn thương, để nhận biết bản thân có bị gãy xương, hay là bị các dạng tổn thương khác (bong gân, căng cơ) có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Ở vị trí vết thương bị biến dạng, cong vẹo chi: chấn thương làm thay đổi cấu trúc khung xương bên trong, khiến tay chân bị cong gập hay bị rút ngắn ngay tại vùng bị tổn thương do gãy xương (căng cơ, bong gân sẽ không có triệu chứng này).
- Tiếng xương gãy va chạm: có thể nghe thấy rõ tiếng lạo xạo khi 2 đầu xương bị gãy cọ xát với nhau khi đang vận động, di chuyển
- Cử động bất thường là bị mất cảm giác, hoặc giảm chức năng vận động tại vùng chi bị tổn thương
- Ở vị trí vết thương bị chảy máu: đối với trường hợp gãy hở, xương bị đâm trồi lên khỏi da, đồng thời kèm theo chảy máu. Có thể kèm theo nhiều dấu hiệu như chóng mặt, ngất xỉu… khi bị mất máu quá nhiều.
Bên cạnh 4 dấu hiệu điển hình như trên, có thể kèm theo các dấu hiệu như sau:
- Đau: cảm giác đau quanh vùng bị tổn thương do gãy xương, có thể xuất hiện các cơn đau dữ dội khi tiếp tục vận động nhẹ hoặc đụng chạm vào vị trí bị thương.
- Ở vị trí gãy xương bị sưng nề, bầm tím: Đây là dấu hiệu khi các mạch máu bị vỡ và gây ứ đọng dưới da. Ban đầu có thể xuất hiện dấu hiệu với màu tím/đỏ sau đó chuyển dần sang màu vàng/xanh lá khi các mạch máu sẽ dần được phục hồi và lưu thông trở lại.
6Phản ứng nhanh khi phát hiện người bị gãy xương
Các bước sơ cứu:
• Đánh giá hiện trường: Xem có yếu tố nguy hiểm hay không, trước khi tiếp cận nạn nhân
• Gọi trợ giúp: Kêu gọi người xung quanh hoặc gọi đến 115 để được hỗ trợ y tế
• Cầm máu: Sử dụng băng gạc hoặc tận dụng vải, khăn, quần áo sạch
• Kiểm tra vết gãy xương: Xem đó là vết thương kín hay hở
• Yêu cầu nạn nhân ít cử động: Để tránh tổn thương nặng thêm
• Bất động vùng gãy xương: Dùng nẹp để cố định vùng gãy theo nguyên tắc gãy tay cần phải treo vuông góc, gãy chân thì cần phải duỗi thẳng. Đồng thời phải có đệm lót ở đầu nẹp và đầu xương, không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt nạn nhân
• Kiểm tra các chi: Đảm bảo máu vẫn được nuôi đến bàn tay, bàn chân để tránh hoại tử
• Xác nhận lại với cơ quan y tế: Đảm bảo cơ quan y tế đã nhận đúng thông tin để có mặt kịp thời
phản ứng nhanh khi phát hiện người bị gãy xương
Khi cần Cấp cứu hoặc điều trị chấn thương, hãy nhớ liên hệ ngay với tổng đài của SIM Medical Center:
🔸 Hotline: 1900 25 25 35
🔸 Facebook: facebook.com/PhongKhamSIMMED