GIAO MÙA VÀ BỆNH CÚM
Giao mùa và bệnh
Thời tiết thay đổi khi chuyển mùa rất dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp do vi-rút như bệnh cúm. Vi-rút cúm thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm và lạnh, nên thời điểm giao mùa Đông Xuân hay được gọi là mùa của bệnh cúm. Thống kê cho thấy tần suất bị bệnh ở trẻ em là 6-8 lần/ năm, người lớn bị 4-6 lần/ năm.
Nguồn (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3215607/)
1 Cúm thông thường là gì ?
Bệnh cúm thông thường hay còn gọi là cảm cúm hoặc cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do hơn 200 loại virus gây ra như: Coronavirus, Rhinovirus, Adenovirus, ... Trong đó Rhinovirus là loại phổ biến nhất.
2 Cúm mùa là gì ?
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi-rút cúm gây ra như virus A, B, C, D. Trong đó, phổ biến nhất là vi-rút cúm A và vi-rút cúm B. Sở dĩ có tên cúm mùa là do dịch cúm thường xảy ra theo mùa.
Theo WHO, có khoảng một tỷ trường hợp mắc bệnh cúm mùa hàng năm, trong đó có 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh nặng và gây ra 290.000 đến 650.000 ca tử vong về đường hô hấp hàng năm.
(Nguồn: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/influenza-(seasonal))
3 Phân biệt cúm thông thường (cảm cúm/ cảm lạnh) và cúm mùa:
Đặc điểm |
Cúm thông thường |
Cúm mùa |
Nguyên nhân |
Do hơn 200 vi-rút khác nhau gây ra, phổ biến là Rhinovirus |
Do 4 loại vi-rút cúm gây ra: A, B, C, D. Phổ biến là vi-rút cúm A & B |
Triệu chứng |
- Sốt nhẹ, ớn lạnh - Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi - Đau họng khi nuốt - Ho kéo dài - Nhức đầu - Toàn thân mỏi - Mệt mỏi |
- Sốt cao, có thể > 38oC, ớn lạnh - Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi - Hầu họng bị sưng viêm, đau rát - Ho kéo dài, tức ngực, khó thở - Nhức đầu nhiều - Toàn thân mỏi - Khó chịu, mệt mỏi |
Đường lây nhiễm |
- Qua đường mắt, miệng và mũi khi dính các giọt bắn từ người bệnh lúc họ, hắt hơi, sổ mũi - Qua đường mắt, miệng và mũi khi tay chạm vào đồ vật dính vi-rút sau đó dụi mắt, ngoáy mũi, cầm thức ăn |
|
Biến chứng |
Hiếm gặp |
- Viêm phổi - Viêm màng não - Viêm cơ tim - Viêm tai - Nhiễm trùng huyết Thường gặp ở bệnh nhân có nguy cơ cao: Trẻ em, phụ nữ có thai, người già > 65, người có bệnh nền liên quan đến hô hấp, người bị bệnh mãn tính làm suy giảm miễn dịch như tiểu đường, … |
Điều trị |
- Có thể điều trị tại nhà - Có thể dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ - Nghỉ ngơi |
- Không nên tự ý điều trị tại nhà - Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ - Nghỉ ngơi |
Tuy rằng cúm thông thường và cúm mùa đều có một số điểm giống nhau về dấu hiệu ban đầu, nhưng sẽ có các triệu chứng đặc thù của từng bệnh. Do đó, dựa vào triệu chứng là một trong các cách điển hình giúp bạn có thể nhận định sơ bộ mình mắc loại cúm nào.
Các biến chứng của bệnh cúm mùa có thể diễn biến rất nhanh nên cần được điều trị ngăn ngừa kịp thời, đặc biệt ở đối tượng có nguy cơ cao, vì vậy chúng ta không được chủ quan với cách suy nghĩ như câu cửa miệng “Cảm thôi mà”. Hãy theo dõi, nếu sốt cao > 38oC, tức ngực khó thở thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời
4 Cách điều trị, phòng ngừa cúm thông thường và cúm mùa
4.1 Cúm thông thường điều trị và phòng ngừa thế nào ?
Cúm thông thường chưa có vắc xin. Do đó để phòng ngừa chúng ta nên:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hay nước sát khuẩn
- Mang khẩu trang nơi đông người
- Tránh tiếp xúc với người bệnh.
Các triệu chứng của cúm thông thường có thể tự khỏi sau 5-10 ngày mà không cần thuốc. Trong trường hợp bệnh nhân muốn giảm khó chịu thì có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc xịt mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, việc thực hiện một số biện pháp sau sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn:
- Uống nhiều nước ấm
- Bổ sung thêm kẽm, vitamin C để tăng đề kháng
- Súc họng bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ngày
- Tắm nước ấm
4.2 Cúm mùa điều trị và phòng ngừa thế nào ?
Đã có vắc xin phòng ngừa cúm mùa, do đó ngoài các biện pháp phòng ngừa như của bệnh cúm thông thường thì biện pháp hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin phòng cúm mùa hàng năm.
Khác với bệnh cúm thông thường, bệnh cúm mùa dễ dẫn đến các biến chứng nặng vì thế bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên được khám và điều trị ở các cơ sở y tế.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng thêm các biện pháp giúp phục hồi nhanh như với bệnh cúm thông thường.
Nếu bạn đang ở khu vực quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Quận 11 và nghi ngờ mắc cúm mùa, bạn có thể đến phòng khám SIM Med - Trung tâm y tế uy tín trên địa bàn quận Tân Phú để được thăm khám và tư vấn từ các Bác sĩ uy tín, tận tâm.
DR SIM Med mong bạn đã phân biệt được cúm thông thường với cúm mùa, và đừng quên tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình của mình!
Để đặt lịch khám tại phòng khám SIM Med, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 1900 25 25 35 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.