Top 5 công dụng của tỏi sống đối với sức khỏe


Top 5 công dụng của tỏi sống đối với sức khỏe
Từ xưa đến nay, tỏi sống đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của các gia đình Việt. Không chỉ làm cho các món ăn thêm phần thơm ngon, tỏi sống còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm, phòng ngừa ung thư, ... Cùng Dr. SIM Med khám phá chi tiết top 5 công dụng của tỏi sống trong bài viết dưới đây nhé!
1 Thành phần dinh dưỡng của tỏi sống
Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L., thuộc họ hành, thường được sử dụng như một loại gia vị trong các bữa ăn hàng ngày. Trong 1 nhánh tỏi sống nặng khoảng 3g, sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
-
Calo: 4,5 calo
-
Chất đạm: 0,2g
-
Chất xơ: 0,06g
-
Carbohydrate: 1g
-
Mangan: 2% giá trị hàng ngày (DV)
-
Selen: 1% DV
-
Vitamin B6: 2% DV
-
Vitamin C: 1% DV
-
Nhiều nguyên tố vi lượng như: canxi, sắt, phốt pho và các vitamin B1, B2, B3, B6, ...
Thành phần dinh dưỡng của tỏi sống
2 Công dụng của tỏi sống đối với sức khỏe
Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú, tỏi sống có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe:
a. Phòng và điều trị cảm cúm
Nhắc đến những công dụng của tỏi sống, chúng ta không thể nào bỏ qua việc phòng chống và hỗ trợ điều trị cảm cúm. Nhờ thành phần Allicin và hợp chất Sulfur dồi dào, tỏi sống có thể làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, long đờm, giảm ho và khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm đến 63% nguy cơ mắc cảm cúm. Ngoài ra, việc ăn tỏi sống thường xuyên cũng rút ngắn đến 70% thời gian bị cảm, hỗ trợ người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
b. Cải thiện chức năng xương khớp
Bảng thành phần của tỏi sống có chứa rất nhiều vitamin C, B6, kẽm, ... Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương khớp. Bên cạnh đó, các enzyme, mangan và chất chống oxy hóa có trong tỏi sống, kích thích cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi, giúp xương trở nên chắc khỏe và dẻo dai hơn. Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ giúp tăng cường nội tiết tố estrogen. Nhờ vậy, làm chậm đi quá trình loãng xương ở phụ nữ.
c. Phòng ngừa các bệnh lý tim mạch
Khi hàm lượng cholesterol xấu tăng cao, chúng sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để các chất béo phát triển và tích tụ trong mạch máu, từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Để hạn chế những vấn đề này, mọi người có thể bổ sung thêm tỏi sống vào bữa ăn hằng ngày.
Việc sử dụng tỏi sống thường xuyên sẽ giúp lượng cholesterol xấu giảm mạnh và tăng sản xuất cholesterol tốt. Ngoài ra, tỏi sống còn có đặc tính chống đông, giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và giảm nguy cơ xuất huyết não.
d. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tỏi sống có công dụng vượt trội trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt đối với nhóm ung thư đường ruột. Tỏi sống có thể ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine và hạn chế các tác nhân gây ung thư dạ dày. Đồng thời, tỏi còn có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của độc tố, kim loại nặng và các chất gây ung thư.
Bên cạnh đó, hai thành phần germanium và selen có trong tỏi sống, sẽ giúp cơ thể chống lại các tế bào đột biến, các gốc tự do gây hại và hỗ trợ phòng ngừa ung thư một cách hiệu quả. Ngoài ra, tỏi sống còn chứa nhiều hoạt chất quý như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene, có thể làm chậm tốc độ phát triển và giảm kích thước của khối u lên tới 50%.
e. Tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới
Cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới là một trong những công dụng của tỏi sống mà bạn không nên bỏ qua. Các nhà khoa học đã phát hiện ra, tỏi sống có thể sản sinh ra một loại enzymes tên là nitric oxide synthase, có vai trò như một chất xúc tác giúp tăng cường khả năng cương cứng ở phái mạnh. Đặc biệt, hiệu quả với những quý ông mắc chứng liệt dương hoặc nhược dương.
Thêm vào đó, tỏi sống còn chứa thành phần vitamin B1 và Allicin, có khả năng tạo ra chất Creatinine và Allithiamine, giúp nâng cao sức khỏe cơ bắp, xua tan tình trạng mệt mỏi và tăng cường thể lực cho nam giới. Ngoài ra, phái mạnh có thể sử dụng 1 đến 2 nhánh tỏi mỗi ngày, kéo dài trong vòng 2 tháng, để cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
Công dụng của tỏi sống
3 Những lưu ý khi sử dụng tỏi sống
Để phát huy tối đa những công dụng của tỏi sống, mọi người cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:
-
Trước khi sử dụng tỏi sống, bạn nên băm nhuyễn tỏi và để ngoài không khí khoảng 10 phút. Việc làm này sẽ giúp tỏi phóng thích ra allicin - một hợp chất kháng sinh có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa và hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong máu
-
Tuyệt đối không ăn tỏi khi bụng đói, vì tỏi có tính phân hủy mạnh và có thể gây ra kích thích ở niêm mạc dạ dày. Từ đó, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, nhất là những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
-
Người có thể trạng suy yếu không nên sử dụng tỏi nhiều vì chúng có thể làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt
-
Người có tiền sử mắc bệnh gan cũng nên hạn chế sử dụng tỏi sống vì chúng có tính nóng, vị cay, về lâu dài sẽ gây ra tổn thương ở gan
-
Không kết hợp tỏi sống với các loại thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm
-
Người đang sử dụng các loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV, ... không nên sử dụng tỏi sống vì có thể mang lại một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Vậy là, mọi người vừa điểm qua top 5 công dụng của tỏi sống đối với sức khỏe. Đừng quên theo dõi website của DR SIM Med để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé!