Truyền đạm có tác dụng gì cho cơ thể?


Truyền đạm có tác dụng gì cho cơ thể
Khi xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao hoặc chán ăn, mọi người thường sử dụng phương pháp truyền đạm (hay truyền dịch), để phục hồi sức khỏe và cải thiện những vấn đề này. Vậy truyền đạm có tác dụng gì cho cơ thể? Đối tượng nào nên truyền đạm và cần lưu ý những gì? Cùng Dr. SIM Med tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1 Truyền đạm là gì?
Truyền đạm là quá trình truyền những dưỡng chất có lợi vào trong cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Mục đích chính là hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe. Dịch đạm thường được hòa lẫn với dung môi là nước cất, giúp dưỡng chất từ từ hấp thu vào bên trong mà không gây ra phản ứng phụ.
2 Truyền đạm có tác dụng gì cho cơ thể?
Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người hiện nay. Theo thống kê, có khoảng 20 loại dịch truyền phổ biến đang được lưu hành trên thế giới. Mỗi loại lại có công dụng và lợi ích khác nhau.
Tùy thuộc vào thể trạng và tình hình sức khỏe, các chuyên gia y tế sẽ chỉ định loại dịch truyền tương ứng với từng đối tượng. Về cơ bản, dịch truyền được chia làm ba nhóm chính sau đây:
-
Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải: như lactate ringer, bicarbonate natri 1.4%, dung dịch natri clorua 0.9%, ... Thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị mất máu, mất nước do nôn ói, tiêu chảy, ngộ độc, bỏng.
-
Nhóm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: như vitamin và khoáng chất, chất đạm, chất béo và glucose loại 5%, 10%, 20%, 30%, ... Thường được chỉ định cho các đối tượng suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, phẫu thuật, không ăn được qua đường miệng hoặc không tiêu hóa được thức ăn, …
-
Nhóm đặc biệt: bao gồm huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, gelofusine, dung dịch cao phân tử, haes-steril, … Thường được dùng cho các bệnh nhân cần bù nhanh lượng dịch tuần hoàn và albumin trong cơ thể.
Lưu ý, người bệnh không được tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra chỉ định phù hợp.
3 Khi nào cần truyền đạm?
Có thể bạn chưa biết? Mỗi người trong chúng ta đều có chỉ số về máu, các chất đường, đạm, muối, điện giải, … khác nhau. Vì vậy, xét nghiệm máu là việc làm cần thiết, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong suốt quá trình truyền dịch. Nếu cơ thể đang thiếu hụt dưỡng chất hoặc có chỉ số dưới ngưỡng trung bình, thì các chuyên gia y tế có thể đưa ra chỉ định bù kịp thời, bằng các loại dịch truyền tương ứng. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm cũng là yếu tố quyết định xem bệnh nhân có cần truyền đạm hay không và cần bổ sung liều lượng bao nhiêu.
Trong một vài trường hợp ngoại lệ như người bệnh bị mất máu, suy dinh dưỡng nặng, mất nước do tiêu chảy, ngộ độc hoặc vừa trải qua phẫu thuật, thì bác sĩ hoàn toàn có thể chỉ định truyền đạm mà không cần kết quả xét nghiệm. Ngược lại, đối với những trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh không nên tự ý truyền dịch. Thay vào đó, mọi người có thể bổ sung dưỡng chất cần thiết thông qua đường ăn uống.
4 Những biến chứng nguy hiểm khi truyền đạm sai cách
Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe, truyền đạm cũng tồn tại nhiều rủi ro biến chứng khó lường. Nếu dụng cụ tiêm không được đảm bảo vô trùng hoặc tốc độ truyền dịch quá nhanh, có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng sốc phản vệ.
Trong những trường hợp không được thăm khám và chỉ định rõ ràng, người bệnh có thể gặp phải dị ứng với một số thành phần trong dịch truyền. Từ đó dẫn đến nguy cơ tai biến nghiêm trọng như phù, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch, tắc mạch, suy tim, suy thận, hoại tử, … và nặng nhất là tử vong.
5 Những lưu ý khi truyền đạm
Để hạn chế tối đa những biến chứng không đáng có, mọi người cần lưu ý một vài vấn đề sau:
-
Tuyệt đối không được tự ý truyền đạm tại nhà hoặc tại những cơ sở không có chuyên môn
-
Chỉ thực hiện truyền đạm khi có chỉ định từ bác sĩ, tại những cơ sở y tế uy tín và bệnh viện lớn
-
Trong quá trình truyền đạm, cần có sự theo dõi của chuyên gia y tế, để kịp thời phát hiện và xử lý những tình huống ngoài ý muốn
-
Phải tuân thủ đầy đủ những quy định trong truyền đạm về tốc độ, thời gian và liều lượng
-
Các dụng cụ truyền dịch cần được đảm bảo vô trùng
-
Trước khi truyền đạm cho người bệnh, cần cho những giọt dịch đầu tiên chảy ra ngoài, để loại bỏ hết bọt khí bên trong
-
Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như khó thở, rét run, phù chỗ tiêm, ... bệnh nhân cần báo ngay cho nhân viên y tế để có hướng xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm
-
Khi có cảm giác chán ăn, gầy yếu, thiếu hụt năng lượng, người bệnh cần xem xét lại chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động. Trong trường hợp vẫn còn ăn uống được, thay vì lựa chọn phương pháp truyền đạm, hãy bổ sung dưỡng chất thông qua các bữa ăn hàng ngày. Ưu tiên những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá, sữa, trứng, thịt, rau xanh, ... Đây là lựa chọn tối ưu, vừa giúp bồi bổ sức khỏe, vừa an toàn và hiệu quả.
6 Truyền đạm ở thành phố Hồ Chí Minh
Nếu các bạn đang tìm kiếm một địa chỉ thực hiện dịch vụ Truyền đạm tại thành phố Hồ Chí Minh, thì phòng khám đa khoa SIM Med là cơ sở y tế uy tín trên địa bàn quận Tân Phú, với:
-
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm thăm khám
-
Trang thiết bị nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Nhật, ... cùng hệ thống máy móc y tế hiện đại, đạt chuẩn quốc tế
-
Phòng khám khang trang, quy trình thăm khám tinh gọn.
Mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ Truyền đạm ở thành phố Hồ Chí Minh, quý khách hàng có thể liên hệ theo hotline 1900 25 25 35 để được giải đáp và hẹn lịch thăm khám kịp thời.