Đầy Hơi, Chướng Bụng, Khó Tiêu: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý Hiệu Quả


Đầy Hơi, Chướng Bụng, Khó Tiêu: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý Hiệu Quả
Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu kéo dài, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Vậy đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là gì? Làm thế nào để xử lý chúng một cách hiệu quả? Hãy cùng Dr. SIM MED đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
1 Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là gì?
Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là cảm giác phần bụng bị trương phình, căng tức sau khi ăn. Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, gây ra cảm giác khó chịu ở bụng và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày.
Thêm vào đó, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu còn biểu hiện thông qua một số triệu chứng điển hình khác như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau âm ỉ, bí bách tại vùng bụng, ... Tùy theo mức độ nặng nhẹ, các triệu chứng này có thể kéo dài hoặc tự động biến mất sau một khoảng thời gian nhất định.
2 Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là gì?
Để có phương án điều trị phù hợp, việc quan trọng nhất là phải xác định được lý do gây ra đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
a. Nguyên nhân sinh lý gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sinh lý, bao gồm:
-
Sử dụng quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi như: ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn nhiều dầu mỡ, rau củ có hàm lượng đường cao, ...
-
Lạm dụng các loại nước ngọt có gas, bia, rượu, cà phê, ...
-
Do các thói quen xấu như ăn uống không đều đặn, ăn quá nhanh, nói chuyện trong khi ăn, ... khiến cơ thể dung nạp nhiều thức ăn hơn bình thường, dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
-
Thường xuyên bị căng thẳng, lo âu.
-
Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, ...
-
Hút thuốc lá.
Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
b. Nguyên nhân bệnh lý gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu có thể là triệu chứng của một số bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa, bao gồm:
-
Viêm dạ dày (gastritis): xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm, có thể do nhiễm khuẩn (như vi khuẩn Helicobacter pylori), sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc do stress kéo dài. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, và chướng bụng.
-
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): xuất hiện khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương và gây ra các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và đầy hơi.
-
Tắc nghẽn ruột: khiến thức ăn và lượng khí bên trong không thể di chuyển qua đường ruột, khiến người bệnh cảm thấy đau âm ỉ, chướng bụng và đầy hơi.
-
Hội chứng ruột kích thích (IBS): thường bắt nguồn từ sự nhạy cảm của các dây thần kinh bên trong ruột, căng thẳng kéo dài hoặc thời gian thức ăn ở ruột già thay đổi đột ngột. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi, đau quặn tại vùng bụng, tiêu chảy và táo bón.
-
Vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức: xảy ra khi lượng axit trong dạ dày giảm hoặc các cơ ruột non co bóp kém, dẫn đến dư thừa vi khuẩn trong ruột non. Không chỉ gây ra cảm giác đầy bụng và khó tiêu, tình trạng này còn kéo theo các triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy và mệt mỏi.
-
Không dung nạp lactose: Những người không dung nạp lactose không thể tiêu hóa đường lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Vì vậy, khi sử dụng những loại thực phẩm này, họ có thể gặp các hiện tượng như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng và tiêu chảy.
Ngoài ra, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, tắc ruột, nhiễm ký sinh trùng Giardia, viêm ruột mãn tính (bệnh Crohn), và nhiều bệnh lý khác.
3 Cách xử lý đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Cách xử lý triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Làm thế nào để xử lý tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu?
Thông thường, các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do nguyên nhân sinh lý sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian nhất định mà không cần can thiệp y tế. Để đẩy lùi những triệu chứng khó chịu này, người bệnh có thể chủ động thực hiện một số phương pháp sau.
+ Với triệu chứng nhẹ:
-
Sử dụng khăn ấm để chườm nhẹ lên vùng bụng, có thể kết hợp mát xa nhẹ nhàng và điều hòa hơi thở, để làm giảm cảm giác đau nhức và căng tức ở vùng bụng.
-
Vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi, ... giúp giảm bớt lượng khí tích tụ bên trong đường ruột và giảm nhanh tình trạng đầy hơi khó chịu.
-
Sử dụng các loại thực phẩm có tính cay nóng như quế, gừng, bạc hà, ...
+ Khi triệu chứng kéo dài, người bệnh nên kết hợp thăm khám và điều trị nội khoa, bằng cách sử dụng thêm một số loại thuốc theo đúng chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ như:
-
Thuốc nhuận tràng
-
Thuốc làm mềm phân
-
Thuốc giảm cảm giác đầy hơi
-
Thực phẩm bổ sung chất xơ.
Nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu không có triệu chứng thuyên giảm và xuất hiện thêm các cơn đau cường độ cao, hãy chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám và điều trị kịp thời!
4 Khám và điều trị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu tại TP. Hồ Chí Minh
- Phòng Khám Đa Khoa SIM Medical Center là địa chỉ y tế uy tín trên địa bàn quận Tân Phú với:
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm - Trang thiết bị, máy móc hiện đại nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Nhật, ... đạt chuẩn quốc tế hỗ trợ tốt cho quá trình thăm khám chẩn đoán
- Cơ sở vật chất khang trang, quy trình thăm khám tinh gọn.
Mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ Khám và điều trị tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu ở thành phố Hồ Chí Minh, quý khách hàng có thể liên hệ theo hotline 1900 25 25 35 để được giải đáp và hẹn lịch thăm khám kịp thời.
5 Câu hỏi thường gặp đầy hơi, chướng bụng
a. Đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn có nguy hiểm không?
Trong đa số trường hợp, đầy hơi và chướng bụng sau ăn là phản ứng bình thường của hệ tiêu hóa, đặc biệt nếu bạn ăn quá nhanh, ăn thực phẩm sinh hơi, hoặc tiêu thụ nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, kèm theo các triệu chứng như đau bụng kéo dài, buồn nôn, nôn, sụt cân hoặc đi ngoài phân đen… thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa nghiêm trọng. Khi đó, bạn nên đi khám tiêu hoá để được chẩn đoán và điều trị sớm.
b. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa Tiêu hóa nếu gặp một trong các dấu hiệu sau:
- Đầy hơi, chướng bụng kéo dài nhiều ngày không giảm dù đã thay đổi chế độ ăn uống.
- Đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội, có tính chất lặp lại.
- Buồn nôn nhiều, nôn ra máu hoặc có cảm giác nghẹn khi ăn uống.
- Sụt cân nhanh, ăn không ngon, mất ngủ do khó chịu bụng.
- Đi ngoài ra máu, phân đen hoặc phân lỏng kéo dài.
👉 Mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ Khám và điều trị tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu ở thành phố Hồ Chí Minh, quý khách hàng có thể liên hệ theo hotline 1900 25 25 35 để được giải đáp và hẹn lịch thăm khám kịp thời.